Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, từng bước xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em được bảo vệ, phát triển toàn diện, Hội LHPN tỉnh chú trọng triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giọng nữ

Là cơ quan chủ trì Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới  giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ  trẻ em”, ngay sau khi tiếp nhận, Hội LHPN tỉnh đã thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo hoạt động theo quy chế làm việc. Xây dựng các văn bản, kế hoạch, nội dung triển khai dự án và phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo các cơ sở hội cấp huyện chủ động triển khai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Giai đoạn I, dự án 8 được cấp tổng kinh phí hơn 150 tỷ đồng, trong đó, 48% số vốn phân về Hội LHPN tỉnh, còn 52% số vốn được phân về UBND cấp huyện.

Phần thi của đội thi huyện Mai Sơn tại Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024.

Bà Quàng Thị Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, cho biết: Dự án 8 có 4 hoạt động và 11 chỉ tiêu cốt lõi. Bám sát các nội dung, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng tổ chức các lớp tập huấn về triển khai dự án cho cán bộ hội các cấp và cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở hội thành lập điểm các mô hình, địa chỉ, câu lạc bộ, sau đó nhân rộng trong các đơn vị, khu cộng đồng dân cư. Tăng cường hoạt động giám sát, báo cáo cơ sở dữ liệu đánh giá theo từng giai đoạn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Hơn 4 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 99 lớp tập huấn phát triển năng lực cho hơn 6.300 người là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, bản. Đối với hoạt động về tuyên truyền, vận động, toàn tỉnh đã thành lập được 704 tổ truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng tại các bản, tuyên truyền cho hơn 115.000 người. Trang bị cho 704 bản các thiết bị tuyên truyền cơ bản gồm micro, loa cầm tay, loa kéo thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức 3 chương trình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Thành lập 160 mô hình truyền thông cộng đồng về nội dung “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em”.

Cán bộ Hội LHPN xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tuyên truyền về bình đẳng giới tới hội viên. 

Huyện Sông Mã hiện có 153 tổ truyền thông cộng đồng, tại các bản đặc biệt khó khăn, với hơn 1.500 thành viên. Chị Lò Thị Văn, Chi hội trưởng hội phụ nữ kiêm Tổ trưởng tổ truyền thông cộng đồng bản Cát, xã Mường Hung, cho biết: Định kỳ hàng tuần, chúng tôi tuyên truyền trên loa vận động bà con không phân biệt về giới, không xâm hại phụ nữ, trẻ em, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Khi có trường hợp bị bạo lực hoặc có nguy cơ bạo lực, kịp thời có mặt để vận động, giải quyết mâu thuẫn gia đình. Nhờ vậy, nâng cao nhận thức của bà con, giảm thiểu thấp nhất tình trạng bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, triển khai gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em, toàn tỉnh đã tuyên truyền, vận động hơn 3.300 phụ nữ đến sinh con tại các cơ sở y tế. Hơn  4 năm qua, gần 3.000 phụ nữ mang thai được tiếp cận, thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ bà mẹ sinh đẻ an toàn, tổng kinh phí hỗ trợ là 6,1 tỷ đồng.. 

Chị Sùng Thị Đích, Chủ tịch Hội LHPN xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, cho biết: Với đặc điểm là xã vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nên trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng sinh con tại nhà. Thực hiện Dự án 8, các tổ truyền thông cộng đồng tại các bản đã tuyên truyền, vận động chị em sinh đẻ tại các cơ sở y tế để được hưởng chính sách hỗ trợ. Năm 2024, xã có 13 bà mẹ đến sinh đẻ tại các cơ sở y tế được hỗ trợ kinh phí với mức 2,2 triệu đồng/người. Đây là một hoạt động rất thiết thực, không chỉ hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có kinh phí đến sinh đẻ tại các cơ sở y tế mà còn giảm thiểu tỷ lệ sinh con tại nhà.

Hội viên phụ nữ  xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tìm hiểu về mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. 

Đối với hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết tại cơ sở, toàn tỉnh đã thành lập 87 địa chỉ tin cậy tại các bản, hỗ trợ bảo vệ phụ nữ và nạn nhân bạo lực gia đình, với 120 phụ nữ được bảo vệ. Có 112 phụ nữ là nạn nhân mua bán người trở về được hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng.

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KT-XH của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị, 4 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 205 cuộc đối thoại, chính sách ở các xã, cụm thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hơn 6.300 phụ nữ tham gia các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa phương; 876 phụ nữ tham gia các hoạt động giám sát xã hội theo chủ đề; 25% số cán bộ nữ DTTS tham gia các cơ quan dân cử cấp xã và cấp huyện. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong các lĩnh vực của cộng đồng, đã thành lập 116 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường học, cung cấp thông tin cho 18.000 trẻ em gái qua mô hình.

Cán bộ Hội LPHN xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tuyên truyền hội viên tham gia tổ truyền thông cộng đồng. 

Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện Dự án 8 giai đoạn I, Hội LHPN tỉnh chú trọng xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các tổ truyền thông. Tổ chức 9 lớp tập huấn nâng cao năng lực về tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử, cán bộ nữ mới bổ nhiệm trúng cử, quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp huyện, xã hướng tới đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Tổ chức các chương trình, hội thi, diễn đàn giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình, câu lạc bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Dự án 8, đảm bảo các hoạt động và chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đối với các cơ sở hội, duy trì hiệu quả, bền vững các mô hình, địa chỉ, câu lạc bộ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung chia sẻ, vận động về kết quả, tác động từ Dự án 8 và những vấn đề xã hội cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em. Tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả các nhóm chỉ tiêu hỗ trợ sinh đẻ an toàn, hỗ trợ các nhóm sinh kế, HTX do phụ nữ làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ. Tăng cường tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.