Nhớ về đồng đội

Mới vậy mà đã 48 năm. Bốn mươi tám năm, ngày 30/4 trở thành ngày lễ trọng đại của đất nước, ngày tràn ngập cờ hoa và nắng vàng; ngày của những nụ cười và nước mắt; ngày của đoàn tụ và những ca khúc truyền thống bất tử. Ngày 30/4, đất nước vỡ òa trong niềm vui toàn thắng, không còn tiếng súng trên khắp mọi miền; hòa bình đã trở về trên dải đất này sau hơn 100 năm binh lửa...

Để có ngày 30/4, biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống. Cả dân tộc ta đã đi qua một hành trình với biết bao bước ngoặt, lập nên bao chiến công và đổ bao hy sinh mất mát. Để có ngày 30/4, hàng vạn người lính đã ngã xuống suốt dọc chiều dài đất nước, từ địa đạo Củ Chi đến tết Mậu Thân 1968; từ mùa hè đỏ lửa 81 ngày của thành cổ Quảng Trị đến trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Máu đã đổ trên khắp mọi miền đất nước. Máu không chỉ đổ ở mặt trận, mà đổ ngay trên những cánh đồng. Hạt gạo nuôi quân cũng nhuốm cả máu của các mẹ, các em. Máu đã đổ xuống dọc những cánh rừng Trường Sơn huyền thoại. Hàng vạn ngôi mộ không tên trong các nghĩa trang là hàng vạn người con đất Việt đã nằm xuống để có được hòa bình cho đất nước hôm nay.

Ngay trước giờ chiến thắng, vẫn có những người lính ngã xuống ở đầu cầu Sài Gòn, ở Lang Cha Cả... Các anh ngã xuống ngay trước thềm hòa bình, trước ngày non sông thống nhất.

Đã 48 năm đất nước thanh bình, nhưng cứ đến ngày này, những cựu chiến binh trên khắp mọi miền đất nước lại hội tụ, hoan hỉ gặp nhau để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm năm nào - những kỷ niệm về những năm tháng đau thương và hy sinh mất mát mà họ đã trải qua. Những kỷ niệm thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội nơi giành giật giữa sự sống và cái chết. Và họ gặp nhau để cùng tưởng nhớ những người mãi mãi ra đi, không trở về với mẹ; nhớ về những bạn bè sống mãi tuổi hai mươi. Vui đấy, cười đấy, nhưng đau đến thắt lòng, bởi những đồng đội của họ còn nằm đâu đó giữa khe sâu, rừng thẳm, hay xương thịt đã hòa vào lòng đất Mẹ.

“Vẫn cười đấy, mà rưng rưng nước mắt

Thương lũ chúng mình

Thương lắm bạn tôi ơi...”

Chiến tranh đã kết thúc lâu rồi, vậy mà vẫn xót xa. Xót xa đến tận đáy lòng khi nhìn những bà mẹ nửa thế kỷ vẫn mòn mỏi mong con, chờ chồng trong niềm tin và hy vọng le lói. Đau đớn, xót xa khi có bao người lính mấy chục năm rồi vẫn phải ngồi xe lăn, chẳng được đi đâu xa để tận hưởng không khí đất nước thanh bình. Thương những đồng đội bị bom phạt đứt hai tay, chẳng còn ôm được người thân trong ngày đoàn tụ. Thương những bạn tôi không bao giờ còn nhìn được những gương mặt người thân. Thương cả những đứa trẻ nhiễm chất độc da cam, mấy chục tuổi vẫn chẳng thành người lớn; thương bạn tôi, bảy chục tuổi đời vẫn chẳng lo cho mình, chỉ băn khoăn một điều “tao chết rồi, ai lo cho tụi nó?”.

Tháng Tư!

Đồng đội của tôi ơi, hãy tạm gác tất cả những đau thương mất mát, bỏ lại sau lưng những suy tư phiền muộn, hãy nhớ lại những phút giây hạnh phúc đến tột cùng, khi lá cờ Tổ quốc bay trên nóc Dinh Độc Lập. Hãy cùng đồng đội chung vui ngày toàn thắng, để cùng nhớ, cùng nhắc lại những tháng ngày ta đã sống. Để nhớ về những cánh rừng, những dòng sông ta đã tới, những đêm mưa bom, những chiều bão đạn ta đã đi qua và cùng nhắc nhau đứng vững giữa cuộc đời.

Hãy nghĩ về đất nước thống nhất, độc lập tự do, nửa thế kỷ thanh bình, vị thế nước Việt được vinh danh trên trường quốc tế, nghĩ về một Tổ quốc Việt Nam đang đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện từng ngày, để mừng vui và tự hào vì ta đã góp được một phần công lao vào đó.

Đồng đội ơi, nhớ mãi Tháng Tư này!

Vũ ĐIền, Quốc Minh (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.