Giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học dân gian dân tộc

Kho tàng văn học dân gian các dân tộc ở Tây Bắc vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại, nội dung và hình thức biểu đạt. Những tác phẩm văn học truyền miệng được lưu truyền trong cộng đồng trở thành tài sản vô giá chứa đựng những giá trị lớn lao về tinh thần nhân văn, khắc họa đậm nét về văn hóa của mỗi dân tộc. Đó chính là tiếng nói tâm tình, là những khát vọng về chinh phục thiên nhiên, về tình yêu, công lý và sự tự do của con người.

 

Hát giao duyên của đồng bào dân tộc Dao.

Tinh thần nhân văn là thước đo giá trị của văn học mọi thời đại, tác phẩm văn học có giá trị nhân văn là thể hiện được giá trị đẹp đẽ của con người, lấy con người làm trung tâm để phản ánh và xây dựng hình tượng, nội dung, mục đích hướng đến. Văn học dân gian các dân tộc Tây Bắc cũng không nằm ngoài thước đo giá trị ấy, mỗi dân tộc có cách thể hiện khác nhau về quan niệm, ý nghĩa biểu đạt trong những tác phẩm văn học, nhưng tựu chung lại đều mang nội dung phản ánh đậm nét về vẻ đẹp con người, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, lôi cuốn người đọc bởi cách xây dựng hình tượng sống động và giàu cảm xúc.

Trong các câu chuyện dân gian nổi tiếng, có những tác phẩm mang yếu tố thần thoại với nội dung xuyên suốt là các hình tượng nhân vật được xây dựng lên bởi trí tưởng tượng phong phú của cha ông thời xa xưa. Những câu chuyện mang yếu tố kỳ bí, hoang tưởng nhưng lại gắn liền với đời sống hiện thực để giải thích cho vạn vật, hiện tượng tự nhiên, thể hiện cho khát vọng chế ngự và chinh phục tự nhiên của con người. Tiêu biểu như tác phẩm mo sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường giải thích cho sự ra đời của đất, nước, cỏ cây và muôn loài, về sự hình thành của loài người từ thời sống trong hang đá đến khi phân tầng xã hội, lý giải cho những quan niệm về tín ngưỡng của dân tộc Mường còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Hay đồng bào Thái vẫn truyền khẩu câu chuyện “Ải Lậc Cậc”, kể về người khổng lồ có công khai sơn phá thạch tạo nên 3 cánh đồng lớn của Tây Bắc là Mường Thanh của Điện Biên, Mường Lò của Yên Bái và Mường Tấc của Phù Yên, Sơn La. Mỗi chi tiết trong câu chuyện đều lý giải cho sự xuất hiện những hiện tượng tự nhiên mang màu sắc thần thoại rằng: Sông Đà, sông Hồng là lòng luống cày, các dãy núi trùng điệp là mô luống cày chưa kịp bừa của “Ải Lậc Cậc”, quả đồi “Pom khẩu chí” giữa cánh đồng Mường Thanh là nắm xôi mà ông dùng để ném đuổi trâu ăn mạ khi đang nghỉ trưa.

Còn dân tộc Dao lại có truyện kể “Bàn Vương” vẫn được lưu truyền trong sách cổ, được nhắc đến trong các bài hát cúng và hiện diện rõ nét trong tín ngưỡng thờ họ của đồng bào Dao. Câu chuyện mang đậm yếu tố huyền bí giải thích về nguồn gốc của đồng bào Dao. Bàn Vương vốn là một long khuyển có công trừ yêu, dẹp giặc đem lại bình yên cho dân chúng, sau này 12 người con của Bàn Vương trở thành thủy tổ của 12 dòng họ dân tộc Dao.

Mỗi tác phẩm trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc đều chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc theo những chiều hướng khác nhau. Điển hình là những tác phẩm nói về tình yêu, hôn nhân, về đời sống, xã hội, quan niệm và ràng buộc thời xưa, là những câu chuyện ngợi ca vẻ đẹp của tình cảm lứa đôi, những phẩm chất cao đẹp của con người. Trong đó, phải kể đến tác phẩm truyện thơ, thiên trường ca trữ tình “Sống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu), truyện thơ “Khun Lú - Nàng Ủa” của đồng bào Thái, đều là những câu chuyện giàu tính nhân sinh được coi là di sản nghệ thuật quý giá của dân tộc.

Còn nói về các tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội và khát vọng tự do phải nhắc tới “Tiếng hát làm dâu” (Gầu úa nhéng) cùa đồng bào Mông, một bản trường ca về cuộc đời làm dâu của những người phụ nữ dân tộc Mông trong xã hội cũ với từng câu, từng chữ thấm đẫm cảm xúc của nhân vật, những lời thơ cất lên thay cho tiếng lòng của người phụ nữ bị chà đạp nuôi khát vọng được giải phóng khỏi mọi khổ đau để có quyền được sống và hạnh phúc.

Mỗi dân tộc đều có những câu chuyện cổ với nội dung phản ánh vô cùng phong phú. Vì thế, các thể loại tác phẩm trong văn học dân gian dân tộc cũng rất đa dạng. Ngoài những câu truyện mang yếu tố thần thoại, hay truyện thơ, trường ca còn có sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, hay ca dao, tục ngữ, phương ngữ,... Xuyên suốt nội dung những thể loại tác phẩm ấy vẫn luôn lấy vẻ đẹp con người làm trung tâm, phản ánh những giá trị cao đẹp của con người, phê phán thói hư tật xấu, là tiếng nói cho những người yếu thế trong xã hội, đấu tranh với cái ác, cái xấu, đòi lại công lý và ngợi ca về đạo lý làm người, tình yêu, hôn nhân gia đình, thể hiện ước mơ và khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với những cách thức thể hiện khác nhau, mỗi tác phẩm văn học dân gian các dân tộc Tây Bắc không chỉ ẩn chứa tinh thần nhân văn sâu sắc mà còn mang giá trị về nghệ thuật ngôn từ, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tri thức dân gian truyền đời của đồng bào.

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
  • 'Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Kinh tế -
    Phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần đáng kể vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Các nhà máy thủy điện hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Chuyển đổi số -
    Đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Xây dựng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tiêu biểu, sáng kiến ứng dụng IoT làm thiết bị cảnh báo tự động ở hốc cứu nạn. Đây là giải pháp thông minh với chi phí thấp, mang lại hiệu quả cao, góp phần kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra ở hốc cứu nạn trên các tuyến đường đèo dốc.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Giai đoạn 2021-2025, huyện Quỳnh Nhai tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn từ các chương trình đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây.