Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nghề nuôi cá lồng ở Tân Xuân

Những năm gần đây, người dân xã Tân Xuân (Vân Hồ) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nổi bật là việc tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện Trung Sơn để nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho các hộ dân sinh sống vùng lòng hồ.

 

Mô hình nuôi cá lồng của anh Lường Văn Tuyển, bản Đông Tà Lào, xã Tân Xuân.

 

Năm 2014, Thủy điện Trung Sơn tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu tích nước, mặt hồ mở rộng đến các vùng lân cận, trong đó có địa bàn xã Tân Xuân. Hai bản Tây Tà Lào và Đông Tà Lào là khu vực có người dân sống cạnh lòng hồ thủy điện nên người dân đã học thêm cách đánh bắt cá, tôm để cải thiện đời sống. Khi nước ở lòng hồ ổn định, năm 2017, một số hộ dân tại hai bản đã bắt đầu học hỏi cách nuôi cá lồng và được sự hỗ trợ của huyện để triển khai phát triển kinh tế.

 

Các hộ đã liên kết thành lập 2 hợp tác xã nuôi cá lồng. Anh Lò Văn Tuyển, Giám đốc Hợp tác xã Đông Tà Lào cho biết: Hợp tác xã có 10 hộ thành viên, nuôi 50 lồng cá; các hộ ở đây đều được cán bộ chuyên môn huyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ một số lồng nuôi cá, tạo thuận lợi để các thành viên hợp tác xã có điều kiện phát triển mô hình. Hiện tại, hợp tác xã đang nuôi các loại cá: Trắm cỏ, rô phi, cá dầm xanh... tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.

 

Anh Lường Văn Tuyển, thành viên Hợp tác xã Đông Tà Lào, cũng là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi cá lồng ở xã Tân Xuân chia sẻ: Nuôi cá lồng quan trọng nhất là phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc cá ở từng giai đoạn; thức ăn cho cá là các loại lá cây, rau, cỏ tự nhiên nên không tốn kém chi phí. Giá trị nhất là loài cá dầm xanh, loại cá này thích nghi và phát triển rất tốt với điều kiện nước và khí hậu ở Tân Xuân, giá bán tại chỗ thường giao động từ 180.000-200.000 đồng/kg. Cá dầm xanh chắc thịt, ăn có vị ngọt và thơm nên không có đủ để bán cho khách hàng. Với 20 lồng cá, mỗi năm gia đình tôi thu nhập hơn 40 triệu đồng từ bán cá.

 

Khu lòng hồ thủy điện Trung Sơn tại xã Tân Xuân có lợi thế nguồn nước sạch và ổn định. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển nghề nuôi cá lồng. Chính vì vậy, huyện Vân Hồ và xã Tân Xuân đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ nuôi cá lồng liên kết hợp tác mở rộng quy mô sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để xã biên giới Tân Xuân tận dụng và phát huy lợi thế địa phương trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • ' Thi đua giành 3 nhất

    Thi đua giành 3 nhất

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ngày 9/7, Bộ CHQS tỉnh phát động thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám - Thi đua giành 3 nhất”. Dự phát động, có Đại tá Chu Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • '“Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    Du lịch -
    Ngày 9/7, UBND xã Tà Xùa đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025), với chủ đề “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.