Mở rộng diện tích trồng chanh leo

Năm 2017, người dân trong xã Chiềng Yên (Vân Hồ) trồng thử nghiệm 10 ha chanh leo tại bản Nà Bai, do phù hợp với khí hậu, đất đai nơi đây, cây chanh leo phát triển tốt. Đến nay, xã đã mở rộng lên hơn 50 ha, tập trung chủ yếu ở các bản Nà Bai, Cò Hào, Phụ Mẫu I, Phụ Mẫu II, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.

Người dân xã Chiềng Yên (Vân Hồ) thu hoạch chanh leo.

Tìm hiểu được biết, trước khi đầu tư trồng chanh leo, xã Chiềng Yên đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ tổ chức các lớp tập huấn trồng chanh leo, tư vấn về cách chọn giống, xây dựng giàn, hệ thống tưới tiêu; tham quan thực tế tại các huyện trong địa bàn tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Những ngày đầu triển khai, người dân được hỗ trợ giống, phân bón; giống cây chanh leo do Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc cung cấp. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng chanh leo đạt khá cao. Riêng năm 2018, đã có hơn 30 ha cho thu hoạch, sản lượng trên 300 tấn quả. Sản phẩm chanh leo được Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc và các tiểu thương vào tận vườn thu mua, với giá từ 10.000-20.000 đồng/kg.

Theo đánh giá, cây chanh leo thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương,có sức đề kháng rất cao, sinh trưởng mạnh. Ưu điểm lớn nhất của cây chanh leo là quá trình sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 4-5 tháng đã ra hoa, cho thu hái quả, đạt sản lượng cao ngay trong vụ đầu, dễ trồng và chăm bón, người trồng chanh leo có thể thu hồi vốn nhanh. Trồng chanh leo không quá phức tạp, quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt, vì chu kỳ từ khi trồng đến khi thu hoạch năng suất đạt cao nhất trong vòng 2 năm. Nếu tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mỗi năm chanh leo sẽ cho thu hoạch 2 vụ chính vào tháng 6 và tháng 12. Ngoài ra, cây tiếp tục cho quả trong các tháng sau khi thu hoạch vụ chính, nên vẫn mang lại thu nhập cho người trồng.

Ông Bùi Đức Hạnh, bản Nà Bai, một trong những gia đình tiêu biểu trong việc thực hiện trồng cây chanh leo của xã Chiềng Yên, chia sẻ: Trước đây, gia đình trồng ngô, nhưng qua nhiều năm đất bạc màu nên năng suất ngô giảm. Bên cạnh đó, do khí hậu lạnh, mùa đông thường xảy ra sương muối nên cả năm chỉ trồng được 1 vụ ngô, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập bấp bênh. Năm 2017, tham gia mô hình trồng thí điểm chanh leo của xã, gia đình tôi trồng 2 ha chanh leo. Do áp dụng đúng kỹ thuật được tập huấn, đầu tư chăm sóc tốt, sau 4 tháng, gia đình tôi thu được gần 15 tấn quả, thu hơn 250 triệu đồng, hiện tại, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng chanh leo. Cây chanh leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất là với loại đất thoáng xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ. Khi cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh. Trong mùa mưa cần cắt bỏ các lá già, lá sát gốc, vừa tăng khả năng quang hợp, kích thích cây ra nhiều nụ, đậu quả, vừa hạn chế được sâu bệnh. Theo chu kỳ, sau 2,5 - 3 năm thu hoạch liên tục, chanh leo phải trồng lại đợt khác.

Tiếp tục đến thăm mô hình trồng chanh leo của gia đình anh Bùi Văn Ngân, bản Cò Hào, vườn chanh leo xanh ngát trải dài, quả sai lúc lỉu. Anh Ngân cho biết: Đầu năm 2018, sau khi học hỏi các mô hình trồng chanh leo có hiệu quả trên địa bàn xã, tôi đã quyết định đầu tư hơn 40 triệu đồng chuyển đổi hơn 5.000 m2 trồng ngô sang trồng chanh leo. Chỉ sau 5 tháng, cây chanh leo đã cho quả bói với sản lượng gần 2 tấn quả. Hiện tại, cây chanh leo đang cho thu hoạch lứa thứ 2 với sản lượng ước đạt 4 tấn. Với giá bán tại vườn dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, dự kiến thu được hơn 100 triệu đồng.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ việc trồng chanh leo, ông Đỗ Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Yên, cho biết: So với cây trồng khác, cây chanh leo đem lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị canh tác. Trung bình 1 ha chanh leo cho sản lượng 10-15 tấn quả, lợi nhuận đạt hơn 150 triệu đồng/ha. Với kết quả ban đầu thu được, cây chanh leo hứa hẹn sẽ là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Thời gian tới, xã Chiềng Yên sẽ tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích trồng ngô cho năng suất thấp sang trồng chanh leo; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn cho nhân dân trong xã kỹ thuật trồng, chăm sóc một số giống chanh leo mới có năng suất cao, ít sâu bệnh. Thành lập hợp tác xã chanh leo, phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo chất lượng quả chanh leo trước khi bán ra thị trường.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.