Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Ghi ở bản Pa Chè

Những năm qua, Ban Quản lý bản Pa Chè, xã Vân Hồ (Vân Hồ) tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong bản chuyển diện tích đất nương trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế, giúp bà con nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững.

Một góc bản Pa Chè, xã Vân Hồ hôm nay.

Theo người dân, bản Pa Chè có nghĩa là bản trồng chè, do trước đây ở bản có nhiều chè cổ thụ, nhưng với nhiều lý do, các cây chè mất dần, nên người dân trồng mới chè thành những nương chè shan tuyết, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bản Pa Chè có 176 hộ dân, trên 90% là người dân tộc Mông sinh sống. Toàn bản có gần 200 ha đất nông nghiệp, trong đó trên 110 ha đất trồng ngô, hơn 42 ha cây ăn quả, gần 22 ha chè còn lại là trồng các loại rau, củ... Để nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác, Ban Quản lý bản đã họp bàn với trưởng các dòng họ, người có uy tín khuyến khích người dân tham gia học hỏi, tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế ở xã và một số khu vực khác, như: Mô hình trồng mận hậu tại thị trấn Nông trường; trồng nhãn tại xã Chiềng Hắc (Mộc Châu)... để về áp dụng trồng thay thế cây ngô tại địa phương. Anh Mùa A Ký, Bí thư chi bộ bản Pa Chè cho biết: Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các đảng viên trong Chi bộ đã tiên phong thực hiện trước để bà con học tập, làm theo.

Người dân bản Pa Chè không chỉ phát triển trồng trọt, mà còn tích cực đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm làm hàng hóa. Hiện bản có gần 200 con trâu, bò; trên 400 con lợn; hơn 3.800 con gia cầm... Qua rà soát năm 2019, bản chỉ còn 13 hộ nghèo. Nhiều hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm từ trồng cây ăn quả và trồng chè như hộ các ông: Sồng A Sua A, Mùa A Sồng A, Sồng A Lồng, Sồng A Màng...

Đến thăm gia đình ông Mùa A Sồng A, là hộ làm kinh tế giỏi điển hình của bản Pa Chè. Gia đình ông Sồng A có gần 1 ha chè, vụ năm 2019 thu gần 20 tấn chè búp tươi, bán với giá từ 7.000 - 9.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi gần 150 triệu đồng từ trồng chè. Ông Sồng A chia sẻ: Mỗi năm, chè có thể cho thu hoạch 6 lứa, mỗi lứa thu gần 4 tấn chè búp tươi, sản phẩm bán cho các chi nhánh, các xưởng chè tư nhân khu vực xã và thị trấn Nông trường Mộc Châu. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình tôi ngày càng khá lên. Bên cạnh trồng chè, gia đình còn trồng gần 1 ha cây ăn quả trên đất nương, gồm mận hậu, đào... đến nay, 1/2 số diện tích đã thu hoạch. Tuy nhiên năm 2019, bị ảnh hưởng của mưa đá nên gia đình chỉ thu được hơn 10 triệu đồng tiền bán mận hậu.

Bên cạnh đó, phong trào xây dựng nông thôn mới cũng được người dân bản Pa Chè tích cực hưởng ứng. Bà con chủ động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, làm chuồng trại chăn nuôi gia súc theo hướng nhốt chuồng, vừa bảo vệ đàn gia súc, vừa giữ vệ sinh môi trường. Cùng với đó, tích cực góp tiền, công lao động để hoàn thành gần 1 km đường bê tông nội bản, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển nông sản hàng hóa.

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, đời sống người dân bản Pa Chè đã có bước khởi sắc. Tin rằng với hướng đi đã xác định, bản Pa Chè sẽ tiếp tục phát triển, đời sống người dân no ấm, hạnh phúc.

A Trứ
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • ' Thi đua giành 3 nhất

    Thi đua giành 3 nhất

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ngày 9/7, Bộ CHQS tỉnh phát động thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám - Thi đua giành 3 nhất”. Dự phát động, có Đại tá Chu Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • '“Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    Du lịch -
    Ngày 9/7, UBND xã Tà Xùa đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025), với chủ đề “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.