Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Tình huống về hành vi cướp giật tài sản

Câu hỏi tình huống: Em trai tôi cùng bạn đi xe máy cướp giật túi sách của một người đi đường. Trong túi sách có một chiếc điện thoại Iphone 5 và một số đồ trị giá 5 triệu đồng; người bị cướp không bị thương. Gia đình em tôi và bạn đi cùng đã hoàn trả lại chiếc điện thoại và số tiền 5 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên em tôi phạm tội, gia đình thân nhân tốt. Em tôi đã ra đầu thú. Từ ngày bị bắt đến nay đã 6 tháng nhưng vẫn chưa thấy tòa án xử. Vậy mức án phạt của em tôi là bao nhiêu?

Trả lời tình huống:

           

Tại Điều 171, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:

           

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

           

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

           

a) Có tổ chức;

           

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

           

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

           

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

           

đ) Hành hung để tẩu thoát;

           

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11%-30%;

           

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

           

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

           

i) Tái phạm nguy hiểm.

           

Em của bạn có hành vi cướp giật tài sản của người khác, tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng, không gây thương tích cho nạn nhân thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 171, Bộ Luật Hình sự năm 2015.

           

Tuy nhiên, em trai bạn lại thực hiện hành vi phạm tội cùng với 1 người khác, nên có thể sẽ bị truy tố theo Khoản 2, Điều 171, Bộ Luật Hình sự năm 2015 phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức được hiểu là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

           

Theo đó, khung hình phạt đối với em trai bạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

           

Về việc tạm giam bị can, bị cáo được quy định tại Điều 119, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

           

Điều 119. Tạm giam

           

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

           

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ Luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

           

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

           

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

           

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

           

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

           

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

           

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ Luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 2 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

           

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

           

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

           

b) Tiếp tục phạm tội;

           

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

           

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

           

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, Điều 113, của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

           

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

           

Em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm nghiêm trọng, nên được áp dụng biện pháp tạm giam, thời hạn tạm giam được ghi rõ trong lệnh tạm giam. Vì mục đích của tạm giam là để phục vụ cho công tác điều tra tội phạm, ngăn cản người phạm tội có thể gây nguy hại cho xã hội, trốn thoát cản trở công tác điều tra, truy tố và xét xử.

           

Nên bạn có thể xem lại thời điểm hết hạn tạm giam được ghi rõ trong lệnh bắt bị can, bị cáo.

           

Với các tình tiết về nhân thân tốt, đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường, trả lại tài sản cho người bị hại, có thể được xét làm tình tiết giảm nhẹ cho bị can, bị cáo sau khi bị truy cứu. Cụ thể về mức phạt tù và các biện pháp xử lý khác phải đợi sau khi cơ quan điều tra hoàn thành công tác điều tra, vụ án được đưa ra xét xử và có kết quả từ phía tòa án.

           

Tòng Minh (Trung tâm Trợ giúp pháp lý)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 515/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 515/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 23/6/2025, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 32, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết số 515/NQ-HĐND tỉnh về việc bổ sung dự toán hạch toán ghi thu - ghi chi vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2025.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.