Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cảnh giác với thủ đoạn mua bán người ở vùng cao

Thời gian qua, tại địa bàn xã Pá Lông (Thuận Châu) liên tiếp xảy ra các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em, hoặc mất tích không rõ nguyên nhân, gây ra nhiều hệ lụy đối với nạn nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự địa phương.

Cán bộ Đồn Công an Co Mạ gặp gỡ, động viên nạn nhân trong một vụ mua bán người.

Là xã vùng cao của huyện Thuận Châu, với 100% dân tộc Mông sinh sống, Pá Lông hiện có số nạn nhân bị mua bán sang Trung Quốc và mất tích không rõ lí ro nhiều nhất huyện. Phần lớn nạn nhân trong các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ nhận thức xã hội cũng như pháp luật còn hạn chế. Cũng vì nhẹ dạ, cả tin mà nhiều phụ nữ, trẻ em ở xã đã bị đối tượng xấu lợi dụng lừa bán. Trong số đó có rất ít những cô gái được trở về sum họp cùng gia đình. Trường hợp của em Và Thị C, sinh năm 2002 ở bản Từ Sáng là một ví dụ điển hình khi có sự vào cuộc giải cứu kịp thời của lực lượng chức năng. Tuy đã 2 năm trôi qua nhưng nỗi đau, sự ám ảnh về những ngày sống ở Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi trong suy nghĩ của cô gái mới bước vào tuổi 16. Khi gặp chúng tôi, giọng C vẫn chưa hết bàng hoàng, em C kể lại: Năm 2017, khi em đang học lớp 10 tại Trường THPT Co Mạ (Thuận Châu), em có quen một người đàn ông qua Zalo tán tỉnh nói yêu thương và hứa sẽ lo cho em có cuộc sống tốt hơn. Sau 1 tuần nói chuyện qua điện thoại, người đàn ông lạ mặt hẹn gặp mặt. Khi đến địa điểm như đã hẹn, em bị người đàn ông này ép buộc lên một chiếc taxi chờ sẵn. Chiếc taxi này chở em thẳng tới Lào Cai, khi đó em mới biết bị lừa bán sang Trung Quốc, biết bộ mặt thật của “anh người yêu” thì đã muộn. Em bị bán làm vợ cho một người đàn ông ngoài 30 tuổi. Ở một vùng núi hẻo lánh, lại không biết tiếng bản địa, suốt ngày lầm lũi, phải lao động vất vả, bị gia đình “chồng” canh chừng. Đến tháng 5/2017, lợi dụng lúc sơ hở vào ban đêm, em đã bỏ trốn thành công, may mắn gặp lực lượng biên phòng của Trung Quốc giúp đỡ. Sau khi xác nhận nhân thân với phía lực lượng biên phòng Lào Cai em được hỗ trợ đưa trở về nhà. Và giờ đây, dù đã được trở về trong vòng tay của gia đình, người thân nhưng tinh thần em vẫn luôn bị ám ảnh về những tháng ngày đau khổ đó.

Chia tay em C, chúng tôi tiếp tục được Công an xã Pá Lông giới thiệu đến gặp em Mua Thị M, sinh năm 2000 ở bản Ká Kê. M cũng là một trong số nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc may mắn trốn thoát trở về với gia đình, nhưng trường hợp của M đáng buồn hơn, bởi sau khi trở về M mang trong mình đứa con của người đàn ông Trung Quốc. Gặp chúng tôi sau 1 năm được giải cứu, khuôn mặt em vẫn còn dấu vết của sự hoảng loạn. Phải nhờ người nhà động viên mãi, chúng tôi mới có cuộc trò chuyện ngắn cùng M. Nhớ lại khoảng thời gian bị bán sang Trung Quốc, M không khỏi rùng mình vì sợ hãi. Theo lời kể của M, được biết, trong một lần lên mạng nói chuyện Facebook, M được một người đàn ông lạ mặt kết bạn, làm quen. Sau khi nói chuyện qua lại nhiều lần, người đàn ông này hứa tìm cho M một công việc nhàn hạ với mức lương cao và hẹn gặp trực tiếp tại thành phố Sơn La. M nhẹ dạ tin lời liền bắt xe xuống thị trấn Thuận Châu, tại đây có một người đàn ông (xưng là xe ôm) đến ngỏ lời muốn đưa M xuống Thành phố, M đã đồng ý, nhưng không biết đây là chuyến đi định mệnh của cuộc đời mình. Trên suốt quãng đường đi, người đàn ông thường nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Trung Quốc. Khi đi được một quãng đường dài, vắng người, lúc này M mới đoán được ý định của gã xe ôm, đòi quay về nhưng bị đối tượng cưỡng ép bắt đi. Sau khi bị đưa sang Trung Quốc qua địa phận Lào Cai, M bị bán cho một người đàn ông tên là Chu; sau đó bị bán tiếp làm vợ cho một người đàn ông Trung Quốc. Hơn 1 tháng ở nhà người đàn ông này, lợi dụng người “chồng” đi vắng, M đã bỏ trốn được ra ngoài. Khi trời vừa rạng sáng, M xin được đi nhờ xe của một người Trung Quốc đưa đến khu vực biên giới và báo với lực lượng chức năng nơi đây để liên hệ đưa về nước.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều nạn nhân của nạn mua bán người tại xã Pá Lông trong những năm qua, nhưng họ còn may mắn được trở về nhà. Bởi còn nhiều trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân mất tích. Qua lời kể của các nạn nhân trở về mới thấy rõ, đối tượng buôn người không từ mọi thủ đoạn để dụ dỗ, đưa người bán sang Trung Quốc. Các đối tượng chủ yếu đến các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tìm những phụ nữ, trẻ em, nhận thức hạn chế, không có việc làm ổn định; sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để làm quen, tạo lòng tin, gặp gỡ rủ nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ với mức thu nhập cao; rủ đi lấy chồng người Trung Quốc hứa hẹn cuộc sống sung sướng; giả vờ yêu, đưa đi chơi, đưa về thăm gia đình... sau đó móc nối với các đối tượng người Trung Quốc thực hiện hành vi mua bán người. Hầu hết các trường hợp sau khi bán đều bị bóc lột sức lao động và bị ép buộc trở thành vợ bất hợp pháp của những người đàn ông Trung Quốc. Với những thủ đoạn này đã có rất nhiều phụ nữ và trẻ em tại xã bị lừa đưa sang Trung Quốc.

Mang câu chuyện về tình trạng nhiều phụ nữ, trẻ em tại xã Pá Lông bị mua bán, mất tích không rõ nguyên nhân trao đổi, Đại úy Lường Quang Học, Phó Đồn trưởng Đồn Công an Co Mạ (Thuận Châu) cho biết: Do mật độ dân cư thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, nhận thức còn nhiều hạn chế đã khiến xã Pá Lông trở thành “đích ngắm” của tội phạm mua bán người. Mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc tích cực trong việc đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này, song thực trạng vẫn diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, xã Pá Lông đã có 15 phụ nữ và trẻ em rời khỏi địa phương không rõ lý do; trong đó, 6 người bị bán sang Trung Quốc đã trốn được về nhà đều là phụ nữ, em gái có độ tuổi từ 16 đến 28; ngoài ra còn nhiều trường hợp mất tích chưa rõ nguyên nhân. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, địa bàn hoạt động; tinh vi hơn, chúng còn cấu kết với các đối tượng bên kia biên giới lập thành đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em; sử dụng người thứ ba làm trung gian mua bán, dụ dỗ, lôi kéo những người thiếu hiểu biết về pháp luật để làm công cụ cho chúng kiếm lời. Từ năm 2016 đến nay, Đồn Công an Co Mạ đã điều tra, phát hiện, bắt giữ 2 vụ, 3 đối tượng phạm tội và liên quan đến các vụ mua bán người trên địa bàn xã Pá Lông. Với nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, thời gian tới, các cán bộ, chiến sỹ Đồn Công an Co Mạ sẽ thường xuyên phối hợp với ban công an các xã tổ chức các tổ công tác xuống cắm bản, nắm bắt tình hình; tuyên truyền, khuyến cáo người dân có con em trong độ tuổi đi học, lao động cần cảnh giác với loại tội phạm này; vận động phát hiện, tố giác các đối tượng lạ mặt, có biểu hiện bất thường vào địa bàn; tăng cường bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng này.

Để hạn chế các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, huyện Thuận Châu cần nâng cao công tác phối hợp phòng chống tội phạm mua bán người; đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là phụ nữ, trẻ em gái cần nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng buôn người; chủ động đấu tranh, phát hiện, tố giác đối tượng phạm tội với các cơ quan chức năng. Đó là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình và người thân trước các thủ đoạn tinh vi của tội phạm mua bán người qua biên giới.

Thanh Huyền - Nguyễn Thư

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
  • 'Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Nông thôn mới -
    Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và vận hành mô hình hệ thống chính trị mới, xã Mường La được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Ít Ong và các xã Nặm Păm, Chiềng San, Chiềng Muôn, Pi Toong. Những năm qua, các địa phương đã huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đổi thay Mường Chiên

    Đổi thay Mường Chiên

    Kinh tế -
    Về xã Mường Chiên mùa này, những thửa ruộng bậc thang đầy ắp nước chồng lên nhau thành từng lớp lung linh và quyến rũ, kéo dài từ lòng hồ sông Đà lên các khu dân cư; những triền đồi được phủ xanh bởi các loại cây ăn quả; những ngôi nhà xây kiên cố, đường giao thông nông thôn sạch đẹp, tạo nên diện mạo nông thôn mới Mường Chiên.