Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phải từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; đồng thời quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân, doanh nghiệp làm tốt thì nhà nước không làm...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Chiều 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; những gì cấm thì đưa vào luật, không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo...

Cùng dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ là Phó Trưởng và thành viên Ban Chỉ đạo.

Phiên họp tập trung thảo luận, cho ý kiến về việc xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Đặc biệt là rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tố chức, bộ máy; trao đổi, thảo luận về một số vấn đề khác liên quan đến việc triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Theo Bộ Tư pháp, đến nay 22 bộ, cơ quan ngang bộ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy có hơn 5.000 văn bản chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, có hơn 2.800 văn bản liên quan thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị; gần 1.900 văn bản có nội dung cần xử lý ngay và hơn 300 văn bản có nội dung cần xử lý nhưng chưa cấp thiết.

Theo Bộ Nội vụ, pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền được quy định chủ yếu trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành. Qua rà soát, xác định có hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan 2 Luật trên.

Trong đó, vẫn còn tình trạng phân quyền trực tiếp cho các bộ, ngành ngay trong luật chuyên ngành; quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nhiều vấn đề cụ thể; cần xem xét tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về vấn đề này…

Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tránh khoảng trống pháp luật và bảo đảm mọi hoạt động bình thường, không bị gián đoạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Cùng với đó sửa đổi các quy định liên quan phân cấp, phân quyền, uỷ quyền đảm bảo hệ thống luật pháp rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý, không gian cho sáng tạo, phát triển. Đồng thời khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; hướng tới mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng, thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu tham dự Phiên họp. Đồng thời ghi nhận hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 4 phiên họp, rà soát quy định pháp luật hiện hành, làm cơ sở tham mưu hoàn thiện văn bản pháp luật, trong đó có việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật, sửa 13 luật nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai điện gió, điện mặt trời... mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, giải phóng nguồn lực vì sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến về ứng dụng công nghệ số, nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xử lý các vướng mắc phát sinh. Đồng thời yêu cầu nhanh chóng ban hành các văn bản phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tin gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; không để gián đoạn hoạt động trong quá trình sắp xếp, trong đó nghiên cứu khẩn trương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết giao Chính phủ ban hành văn bản để bao phủ được phạm vi, đối tượng có tính nguyên tắc nhằm bổ sung, sửa đổi các văn bản đã ban hành liên quan vấn đề này.

 Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng cũng chỉ đạo sớm trình Chính phủ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để trình Quốc hội theo quy trình rút gọn.

Thủ tướng nhấn mạnh phải từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; đồng thời quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì nhà nước không làm; nhà nước chỉ tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, thúc đẩy kiến tạo phát triển và thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát; cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo...

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi, với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “phân công rõi người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”, trong đó tập trung tháo gỡ, khơi thông mọi nguồn lực, tập trung cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan khẩn trương rà soát để đẩy mạnh phân cấp trong những luật chuyên ngành có quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ về chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, điều chỉnh, chuyển nhượng dự án để tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư của những dự án trong các lĩnh vực này.

Các bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, không để khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai các nhiệm vụ mới.

Thủ tướng cho biết, ngoài các luật, nghị quyết sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cũng rất nặng nề, bao gồm các dự án đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và dự án mới do bộ, ngành đề nghị bổ sung trong năm 2025 để thực hiện nhiệm vụ mới về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, với dự kiến 49 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Để bảo đảm chất lượng và tính khả thi trong quá trình chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để xem xét, quyết định trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo ngành và Bộ trưởng liên quan chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nghị định về hỗ trợ đầu tư; Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; về room tín dụng của các ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội…, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó trưởng Ban thường trực tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng, Trưởng Ban theo quy định./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Xã hội -
    Trước sự gia tăng nhanh chóng về chủng loại, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường, đang tạo áp lực không nhỏ lên công tác quản lý, kiểm soát xuất xứ chất lượng hàng hóa. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định.
  • 'Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm “cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo”, Đảng ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ.
  • 'Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, ông Lê Văn Toàn, bản Văn Tân, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
  • 'Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, huyện Vân Hồ có 25 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho gần 5.000 học sinh. Việc nấu ăn bán trú đã tạo điều kiện cho học sinh vùng khó khăn gắn bó với trường, lớp; phụ huynh yên tâm gửi con đi học xa nhà; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt.