Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

 Thành tựu vững chắc của tỉnh Lai Châu hôm nay là minh chứng rõ nhất khẳng định chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Đảng và nhà nước ta khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu (mới). Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu nguyện tiếp tục ra sức xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển xanh, nhanh và bền vững; bảo vệ vững chắc địa chiến lược Tây Bắc của Tổ quốc.

Là địa bàn có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, ổn định an ninh trật tự dân tộc miền núi, an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng Bắc Bộ; cùng với điều kiện thiên nhiên vốn có với tiềm năng phong phú về rừng, nông nghiệp, khoáng sản, năng lượng… Lai Châu đã được Đảng, nhà nước nhìn nhận, đánh giá, xác định là địa bàn chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, an ninh biên giới quốc gia. Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó tỉnh Lai Châu được chia tách thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.

Ngày 1/1/2004 tỉnh Lai Châu (mới) chính thức đi vào hoạt động, mở ra một trang sử mới với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Qua 20 năm chia tách, thành lập, bằng sự quyết tâm, ý chí vươn lên, Lai Châu đã đạt những thành tựu nổi bật. Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm đạt trên 9%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 80 lần, từ 31 tỷ đồng lên trên 2.500 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng 25 lần, từ 2,2 triệu đồng lên trên 56,2 triệu đồng. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc với 44/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 52%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 97%; trên 93% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 99% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch. Giáo dục được quan tâm phát triển mạnh mẽ;  hệ thống y tế được củng cố, đạt 13 bác sĩ/vạn dân, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 96%. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; quốc phòng, an ninh được ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo đảm vững chắc.

Thành phố Lai Châu đẹp lung linh, huyền ảo.

Thành tựu sau 20 năm chia tách, thành lập tỉnh đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, tạo thế và lực vững chắc để Lai Châu cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nhưng phía trước vẫn là những trọng trách nặng nề và vinh dự mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lai Châu phải ra sức phấn đấu. Với 265,165 km đường biên giới, Lai Châu là địa bàn trọng yếu trong chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để bảo vệ vững chắc chủ quyền, đường biên, mốc giới của Tổ quốc. Tỉnh có 19 đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 84%, dân cư sinh sống phân tán, địa bàn hiểm trở, giao thông chia cắt mạnh… Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng từ bỏ âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình", lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, tôn giáo, kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị cơ sở.

Vị trí chiến lược của Lai Châu còn được thể hiện ở điều kiện tự nhiên là thượng nguồn sông Đà, vùng đầu nguồn và phòng hộ trọng yếu cho các nhà máy thủy điện lớn của quốc gia và an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xu hướng phát triển của đất nước đang hướng đến phát triển xanh, bền vững, với vị trí đầu nguồn Sông Đà, Lai Châu có diện tích rừng lên tới trên 494.000 ha cùng với công trình nhà máy thủy điện Lai Châu - Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia sẽ góp phần bảo đảm điều tiết nguồn nước cho sự phát triển ổn định vùng hạ lưu. Sông Đà không chỉ được biết đến như một dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... mà còn là dòng sông mẹ của hàng chục dân tộc anh em ở vùng Tây Bắc, với lưu lượng nước lớn, Sông Đà cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng đồng bằng Sông Hồng.

Phát triển vùng nguyên liệu chè đã mang lại cuộc sống ấm no cho bà con trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Xét theo góc độ lịch sử, văn hóa Lai Châu có lịch sử hình thành từ lâu đời gắn với dấu tích của con người đến định cư, sinh sống; quê hương giàu truyền thống cách mạng, yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm bất khuất và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đã được khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, được minh chứng bằng Bia vua Lê Thái Tổ (1431) - Bảo vật Quốc gia. Lai Châu có 20 dân tộc chung sống, mỗi dân tộc có những bản sắc riêng, đặc sắc cùng hòa quyện tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa vùng cao riêng có, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Để sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, nhiệm vụ chính trị hàng đầu, trước mắt của Lai Châu là thực hiện thắng lợi chủ trương sáp nhập tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện), sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Triển khai hiệu quả chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng để giảm sự cồng kềnh, chồng chéo trong chỉ đạo, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước sẽ tạo ra cơ chế mới, động lực mới cho sự phát triển của cả nước nói chung cũng như Lai Châu nói riêng.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Lai Châu đang cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Trung ương như dự án tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án hầm đường bộ Hoàng Liên nối thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) với huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu)… sẽ mở ra cơ hội, khả năng kết nối giữa Lai Châu với các tỉnh trong khu vực và cả nước để tiếp tục tận dụng, huy động mọi nguồn lực, lợi thế cho phát triển góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lai Châu hôm nay luôn nhận thức sâu sắc về trọng trách to lớn và thiêng liêng được Đảng, nhà nước giao phó trong việc bảo đảm vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia nơi phên dậu Tây Bắc của Tổ quốc; trọng trách trong xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, ổn định chính trị cơ sở miền núi, tạo sự phát triển bình đẳng, đồng bộ, toàn diện giữa các dân tộc; bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước... góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của đất nước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, đổi mới sáng tạo để huy động mọi nguồn lực cho phát triển, quyết tâm xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững, cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.