Chất vấn ngắn gọn, trả lời trọng tâm, không né tránh

Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng nay (9/12), HĐND tỉnh đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp. Các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chá A Của, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tọa phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn có các đồng chí: Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh...

Phiên chất vấn trả lời chất vấn.

Mở đầu phiên chất vấn, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo, giải trình nội dung chất vấn của đại biểu Hoàng Thu Công, Tổ đại biểu Thành phố, về giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

Theo đó, Nghị quyết số 128 được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số 184 lượt tổ chức được hỗ trợ, với tổng kinh phí trên 11,7 tỷ đồng (doanh nghiệp 670 triệu đồng; HTX trên 11 tỷ đồng). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện nghị quyết còn có hạn chế, khó khăn. Nguyên nhân là hồ sơ yêu cầu để được hỗ trợ một số nội dung còn phức tạp, đòi hỏi phải được lập, thẩm định theo quy trình, thủ tục của một dự án đầu tư, phải qua nhiều bước, nhiều ngành, lĩnh vực thẩm định nên các doanh nghiệp, hợp tác xã không làm hồ sơ đề xuất…

Đại biểu Hoàng Thu Công, Tổ đại biểu Thành phố, chất vấn tại Kỳ họp.

Để khắc phục hạn chế trong thực hiện Nghị quyết số 128, đồng chí Nguyễn Thành Công nhấn mạnh: UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố đề xuất nội dung kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giải quyết các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 128 của HĐND tỉnh theo quy định; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị quyết số 128 đảm bảo phù hợp với thực tiễn tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và các định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. 

Đại biểu theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trước mắt, trong thời gian chưa ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 128, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tích cực đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền các doanh nghiệp, HTX có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nếu các doanh nghiệp, HTX đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo Nghị quyết số 128 thì trình UBND tỉnh để giao các ngành hỗ trợ.

Đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trả lời nội dung chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Thành Công cũng trả lời chất vấn bổ sung của đại biểu HĐND tỉnh về hiệu quả của việc kết nối - ngân hàng đối với việc hỗ trợ tiền vay đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản.

Đại biểu Lò Đức Ngọc, Tổ Đại biểu HĐND huyện Mai Sơn, đặt câu hỏi chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lò Đức Ngọc, Tổ đại biểu huyện Mai Sơn, về giải pháp để nâng cao xếp hạng và các chỉ số chính chuyển đổi số (DTI) năm 2023 và những năm tiếp theo, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phân tích:

Đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Theo báo cáo xếp hạng chuyển đổi số năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện, công bố vào tháng 8/2022 tỉnh Sơn La xếp hạng 43/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 chỉ số đạt thấp, gồm: Chỉ số hạ tầng số xếp hạng 62/63, chỉ số nhận thức số xếp hạng 52/63. Trong 9 chỉ số chính của chỉ số DTI tỉnh Sơn La năm 2021, chỉ số về an toàn thông tin mạng xếp thứ 7, chỉ số về nhân lực xếp thứ 23, các chỉ số còn lại lần lượt là 32, 41 và 46. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã phân tích rõ nguyên nhân và giải pháp để nâng cao xếp hạng DTI trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Cụ thể, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh tập trung tham mưu đề xuất kịp thời với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh.

Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XV.

Giao cơ quan chuyên môn tham mưu với UBND tỉnh triển khai xây dựng Trang thông tin điện tử chuyển đổi số cấp tỉnh; chỉ đạo tăng số lượng tin bài tại chuyên mục chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Chỉ đạo Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục riêng về chuyển đổi số; UBND các huyện, thành phố xây dựng chuyên mục riêng về chuyển đổi số và quy định rõ thời lượng, tần suất phát sóng đối với từng đơn vị...

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đồng chí Trần Đắc Thắng, Giám đốc Sở Y tế đã trả lời về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp của ngành y tế khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết vật tư, trang thiết bị y tế tại một số địa bàn.

Đại biểu Thào A Trư, Tổ đại biểu huyện Phù Yên, đặt câu hỏi chất vấn.

Theo đó, năm 2022 là năm đầu tiên ngành y tế triển khai đấu thầu cung ứng thuốc theo phân cấp nên việc thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nhiều gói thầu mua hoá chất, vật tư y tế không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu do không có nhà thầu nào tham dự hoặc không có đủ mặt hàng tham dự. Việc tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc cho túi thuốc y tế tại các bản đặc biệt khó khăn năm 2021 chưa kịp thời; năm 2022, không lựa chọn được nhà thầu cung cấp thuốc. Những vướng mắc về cơ chế, chính sách là vấn đề chủ yếu dẫn đến tình trạng này. 

Giám đốc Sở Y tế trả lời nội dung chất vấn của đại biểu.

Ngành Y tế đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, để giải quyết được những vướng mắc trong quá trình thực hiện mua sắm thuốc, vật tư y tế trong giai đoạn hiện nay, đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, sửa đổi Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ nhằm tăng danh mục và số lượng thuốc đối với túi thuốc y tế cho các bản đặc biệt khó khăn; UBND tỉnh xem xét thay thế Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 của UBND tỉnh Sơn La về việc Ban hành quy định quản lý, sử dụng kinh phí "túi thuốc y tế cho các bản đặc biệt khó khăn" trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng giao cho Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm đấu thầu tập trung mua thuốc gói thầu túi thuốc y tế cho các bản đặc biệt khó khăn; bổ sung kinh phí đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm nhân viên y tế bản nhằm sử dụng túi thuốc an toàn, hiệu quả.

Một trong những nội dung được cử tri quan tâm, đó là việc giải quyết tình trạng thiếu giáo viên Tin học, tiếng Anh và đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu việc dạy học các môn Tin học, tiếng Anh, đã được đồng chí Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời tại phiên chất vấn, như sau:

Đại biểu Hạng A Cheo, Tổ đại biểu HĐND huyện Bắc Yên, đặt câu hỏi chất vấn.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ bổ sung 3.490 biên chế giáo viên, trong đó tiểu học bổ sung 664 biên chế giáo viên tại Báo cáo số 358/BCUBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh. Riêng đối với giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ lớp 3, cụ thể như sau: Môn Tiếng Anh hiện có 226 giáo viên, còn thiếu 124 giáo viên; môn Tin học hiện có 75 giáo viên, còn thiếu 35 giáo viên. Tuy nhiên, theo Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn 2022-2026, tỉnh Sơn La tiếp tục phải giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2022, tương ứng ngành Giáo dục và Đào tạo phải giảm 2.777 biên chế (từ 27.775 biên chế xuống còn 24.998 biên chế). 

Đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn.

Để đảm bảo các điều kiện tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và dạy học các môn Tin học, Tiếng Anh ở lớp 3 cấp tiểu học nói riêng, đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục báo cáo, trình Chính phủ, Bộ Chính trị xem xét, giao bổ sung đủ biên chế giáo viên cho tinh theo định mức quy định để thực hiện chương trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố hằng năm bố trí ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có thiết bị dạy học Tin học, tiếng Anh ở cấp tiểu học và đủ kinh phí cho giáo viên dạy thêm giờ, hợp đồng giáo viên giảng dạy theo Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XV, sau phiên chất vấn, trả lời chất vấn, các đại biểu tiếp tục thảo luận, biểu quyết thông qua các tờ trình dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội và lĩnh vực dân tộc. 

Đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo tại Kỳ họp.

Các đại biểu đã thảo luận, biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh lĩnh vực văn hóa - xã hội về: Chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; quy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra.

Đồng thời, thảo luận, biểu quyết thông qua 3 nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực dân tộc: Quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025; kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND tỉnh "Thông qua giá cụ thể sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La"; thông qua Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các xã khu vực III và bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Đại biểu biểu quyết thông qua tờ trình dự thảo nghị quyết.

Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra đối với các dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực. Đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, báo cáo tiếp thu giải trình của UBND tỉnh và thảo luận của các tổ đại biểu HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội; đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo tiếp thu, giải trình của UBND tỉnh và thảo luận của các tổ đại biểu HĐND tỉnh lĩnh vực dân tộc.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.