Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Quỳnh Nhai chủ động phòng, chống thiên tai

Trước diễn biến thất thường của thời tiết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã xảy ra nhiều trận mưa đá, gió, lốc xoáy làm 3 người bị thương; 1.073 ngôi nhà bị ảnh hưởng; vùi lấp hơn 26 ha lúa ruộng; 25 lồng cá bị thiệt hại hơn 4,3 tấn cá; một số gia súc, gia cầm bị chết... và thiệt hại một số công trình công cộng như trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa, ước tính thiệt hại 5 tỷ đồng.

 

Người dân xã Mường Giôn (Quỳnh Nhai) bị ảnh hưởng thiên tai nhận hỗ trợ gạo.

                 

Ngay khi mưa lũ xảy ra, UBND huyện đã thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình bị thiệt hại, chỉ đạo UBND các xã kiểm tra xác minh thiệt hại, kịp thời thực hiện các biện pháp khắc, phục huy động nhân lực vật lực tại chỗ để giúp gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả, tạm thời ổn định đời sống và sản xuất. Thống kê, đánh giá thiệt hại; lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại do thiên tai theo quy định. Cùng với đó, UBND các xã huy động hơn 2.000 lượt người tham gia khắc phục hậu quả, hỗ trợ các hộ bị thiệt hại. Trong hoạn nạn, đã có nhiều hành động nghĩa tình, như: UBND xã Mường Giôn hỗ trợ 213 thùng mì tôm cho các hộ bị thiệt hại; nhóm phóng viên Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện kêu gọi cộng đồng mạng ủng hộ 20 triệu đồng giúp đỡ gia đình em Tòng Văn Tuyển, bản Cút, xã Mường Giôn. Cùng với đó, Agribank huyện hỗ trợ 5 triệu đồng, Công an huyện hỗ trợ 120 khẩu trang, 55 lọ nước sát khuẩn, huy động 95 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia giúp đỡ các hộ gia đình bị thiệt hại trên địa bàn khắc phục hậu quả thiên tai...

                 

Tại xã Mường Giôn, nơi bị ảnh hưởng nặng bởi gió lốc, mưa đá vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua; ước tính tổng thiệt gần 2 tỷ đồng. Là 1 trong số hơn 600 hộ dân bị ảnh hưởng do gió lốc vào tháng 4, chị Tòng Thị Hiến, bản Cút, xã Mường Giôn, kể: Lúc đó, tôi và 2 đứa con ở trong nhà chuẩn bị ăn cơm, bỗng gió lốc hất những viên ngói trên mái nhà rơi xuống. Hoảng hốt, tôi hô hoán 2 đứa con chạy xuống dưới sàn nhà. Khoảng 1 tiếng sau, 3 gian nhà bị tốc mái hoàn toàn, 2 con trâu thì bị tôn bay vào chết. Khi sự việc xảy ra, chính quyền xã, bà con trong bản đã đến thăm hỏi, động viên giúp đỡ gia đình tôi khắc phục hậu quả. Giờ nghĩ lại cảnh tượng gió lốc hôm đó mà tôi vẫn còn thấy sợ.

                 

Còn tại xã Mường Giàng, do ảnh hưởng của mưa to, gió lốc, từ đầu năm đến nay, đã gây thiệt hại về nhà ở của người dân và nhiều tài sản của một số doanh nghiệp; làm chìm 3 thuyền máy; 4 lồng cá bị ảnh hưởng với sản lượng 450 kg... ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã yêu cầu các bản, xóm duy trì chế độ trực 24/24h; chuẩn bị phương tiện, lực lượng để đối phó khi có tình huống xảy ra; vận động các hộ dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan với bão lũ thiên tai, thực hiện tốt các phương án phòng, chống bão lũ của xã. Đối với các hộ giáp sông, hộ nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ khuyến cáo người dân kiểm tra, gia cố lại hệ thống lồng nuôi, đầu tư thêm thùng phao nổi, thay mới những tấm lưới cũ, rách; chủ động tìm vị trí an toàn để di chuyển lồng, bè vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi mưa to, gió lớn xô đẩy làm vỡ lồng, trôi lồng...

                 

Ông La Văn Luân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông tin: Để phòng, tránh, ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai và hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác PCTT và TKCN năm 2020; kiện toàn, rà soát bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cụ thể của từng thành viên. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phòng, tránh và ứng phó với các loại hình thiên tai; duy trì trực 24/24 để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.

                 

Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, huyện Quỳnh Nhai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, khắc phục hậu quả tại chỗ, đảm bảo ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.