Phát triển chăn nuôi ở xã vùng cao

Khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm gần đây, người dân xã Chiềng Khay (Quỳnh Nhai) đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi. Đây là một trong những hướng đi giúp người dân trong xã nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

 

Mô hình nuôi lợn thịt của người dân bản Có Nàng, xã Chiềng Khay (Quỳnh Nhai).

 

Để phát triển chăn nuôi bền vững theo hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường, xã đã vận động nhân dân tận dụng diện tích đất nương kém hiệu quả để trồng cỏ voi VA06 làm nguồn thức ăn nuôi nhốt gia súc tập trung. Bên cạnh đó, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân; hướng dẫn bà con lựa chọn vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở từng bản. Ngoài sự hỗ trợ con giống từ các Chương trình 135, 30a, xã đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển chăn nuôi. Tính riêng từ đầu năm đến nay, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã, đã có hơn 400 hộ dân vay trên 36 tỷ đồng vốn ưu đãi  từ các ngân hàng để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống chăn nuôi và trồng gần 18 ha cỏ làm thức ăn cho gia súc.

Trong quá trình phát triển chăn nuôi, xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông thường xuyên về các bản hướng dẫn nhân dân thực hiện gia cố chuồng trại bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; ủ rơm bằng urê để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, nhất là vào mùa đông giá rét kéo dài. Cùng với đó, thực hiện tiêm vắc xin định kỳ phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Theo đó, trong 11 tháng năm nay, đã tiêm hơn 10.700 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho trâu, bò, phòng dịch tả lợn; phun khử trùng tiêu độc... Nhờ đó, đàn vật nuôi của xã phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Hiện toàn xã có hơn 5.100 con trâu, bò; gần 1.900 con dê; hơn 3.100 con lợn trên 2 tháng tuổi và trên 30.500 con gia cầm các loại.

Đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình anh Lò Văn Siểu, bản Nong Trạng. Anh Siểu cho biết: Năm 2009, thực hiện chương trình di dân TĐC phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La, gia đình tôi cùng 22 hộ dân ở bản Púa, xã Chiềng Bằng chuyển đến tái định cư tại bản Nong Trạng, xã Chiềng Khay. Đến nơi ở mới, đất sản xuất nông nghiệp hạn chế và chủ yếu trồng ngô, sắn, năng suất thấp, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, tôi vay anh em họ hàng được hơn 40 triệu đồng, cùng số tiền tiết kiệm của gia đình mua 6 con bò giống về nuôi. Sau nhiều năm nhân đàn, đến nay, gia đình tôi có 25 con bò, vừa qua, bán 10 con bò, thu hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, còn nuôi 12 con dê, gần 100 con gia cầm. Để có nguồn thức ăn, gia đình tôi đã trồng hơn 400 m² cỏ voi, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp dự trữ thức ăn cho đàn gia súc vào mùa đông. 

Còn gia đình ông Tẩn Văn Pặp, bản Phiêng Bay, nhờ phát triển chăn nuôi đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Hiện, gia đình ông đang nuôi 35 con bò, gần chục con lợn thịt, trung bình mỗi năm thu trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi.

Thời gian tới, xã Chiềng Khay tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn, chăn nuôi nhốt chuồng, tập trung; mở rộng diện tích trồng cỏ, thực hiện phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành nghề chính ở xã, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững.

A Mua
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).