Hiệu quả đồng vốn chính sách ở Quỳnh Nhai

Những năm qua, tình hình phát triển KT-XH của huyện Quỳnh Nhai có nhiều khởi sắc; các xã, bản vùng sâu, vùng xa đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Đóng góp vào những kết quả đó có một phần từ việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội trong đầu tư phát triển kinh tế, góp phần cùng huyện giảm nghèo bền vững và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra.

 

Mô hình nuôi cá lồng của anh Quàng Văn Mẳn, bản Co Chặm, xã Chiềng Bằng đem lại thu nhập cao.

Cùng cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai đến thăm hộ gia đình anh Quàng Văn Mẳn, bản Co Chặm, xã Chiềng Bằng, là một trong những hộ có sự chuyển biến về kinh tế sau khi được tiếp cận vốn ưu đãi. Dẫn chúng tôi ra thăm khu vực nuôi cá lồng, anh Mẳn cho biết: Đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH lãi suất thấp và thời gian vay tương đối dài nên rất phù hợp với những người sản xuất nông nghiệp. Trước đây, gia đình tôi có 10 lồng cá, bình quân mỗi lồng thu lãi khoảng 10 triệu đồng/năm. Muốn mở rộng sản xuất, đầu năm 2018, tôi được Tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Với số tiền này, tôi đã đầu tư thêm 4 lồng nuôi cá, nâng tổng số lồng cá của gia đình lên 14 lồng nuôi cá trắm và cá lăng. Thu nhập từ lồng cá đã giúp gia đình tôi xây nhà, nuôi các con ăn học.

Ông Đào Trọng Dương, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai cho biết: Ngay sau khi nhận được kế hoạch năm của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh, Phòng đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện phân bổ, điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2018. Triển khai các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn... một cách bài bản, kịp thời không để tồn đọng nguồn vốn. Phân công trực tiếp cán bộ phụ trách từng địa bàn cụ thể; tổ chức giao dịch tại các xã, phường theo lịch cố định hằng tháng, tạo thuận lợi cho các đối tượng khách hàng. Đồng thời, tăng cường các hoạt động ủy thác vay vốn thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, mở rộng phạm vi hoạt động, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức nhận ủy thác. Đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai đã phối hợp với 4 hội đoàn thể là: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên xây dựng và củng cố hơn 214 Tổ TK&VV tại 11 xã với dư nợ nhận ủy thác chiếm trên 99,6% tổng dư nợ của Ngân hàng, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

Theo báo cáo của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai, tổng dư nợ các chương trình tính đến hết năm 2018 đạt trên 245 tỷ đồng, tăng gần 30 tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, một số chương trình có dư nợ lớn và mức tăng trưởng cao như: Cho vay hộ nghèo gần 115 tỷ đồng; hộ cận nghèo trên 40 tỷ đồng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 37,3 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo trên 14 tỷ đồng; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn gần 12 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ tạo việc làm gần 9 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 và Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ gần 7 tỷ đồng... Cùng với các hoạt động cho vay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Quỳnh Nhai thường xuyên phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ vay vốn trong quản lý và sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. Do vậy đến nay, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ chiếm 0,09%/tổng dư nợ, nợ khoanh chiếm 0,54%/tổng dư nợ. Phòng Giao dịch đang phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ rủi ro trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai đã trở thành kênh dẫn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp người dân thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Trong thời gian tới, thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Quỳnh Nhai tiếp tục nâng cao năng lực, trách nhiệm, chất lượng công tác ủy thác cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm tham gia quản lý vốn, nhất là trong khâu họp bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về tín dụng chính sách, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, thực hiện tốt các nghĩa vụ khi vay vốn.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quản lý chặt chẽ sử dụng con dấu

    Quản lý chặt chẽ sử dụng con dấu

    Pháp luật -
    Việc đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu luôn được Công an tỉnh chú trọng, triển khai đồng bộ các giải pháp, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
  • 'Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

    Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

    Quốc phòng -
    Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc và xây dựng lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ huyện vững mạnh.
  • 'Học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên

    Học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên

    Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Trung ương, trong 10 năm qua việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW đã được Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên.
  • 'Nông dân Tô Múa thi đua phát triển kinh tế

    Nông dân Tô Múa thi đua phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, được Hội Nông dân xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đẩy mạnh, tạo sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
  • 'Dồn sức ôn luyện kỳ thi vào lớp 10

    Dồn sức ôn luyện kỳ thi vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Thành phố Sơn La có 15 trường cấp THCS, với gần 2.000 học sinh tham dự Kỳ thi vào lớp 10, dự kiến tổ chức vào ngày 1 và 2/6. Thời điểm này, các trường THCS đang tập trung cao ôn luyện cho học sinh, giúp các em vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi.
  • 'Kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thu nhập và môi trường

    Kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thu nhập và môi trường

    Kinh tế -
    Với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến... góp phần xây dựng tỉnh phát triển xanh, nhanh, bền vững.
  • 'Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch

    Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch

    Du lịch -
    Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu hôm nay là minh chứng sống động cho sự chuyển mình mạnh mẽ trong thực hiện hiệu quả chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, gắn với du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Bắc Yên hỗ trợ kinh tế hợp tác xã

    Bắc Yên hỗ trợ kinh tế hợp tác xã

    Kinh tế -
    Bắc Yên có 33 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch. Hoạt động của các HTX tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.