Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Bộ đội Biên phòng “3 bám, 4 cùng” với nhân dân vùng biên giới

Cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn kiên trì bám dân, bám bản, giúp nhân dân vùng biên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân.

Giọng nam
Cán bộ Đồn Biên phòng Chiềng Sơn vận động nhân dân phát triển cây măng bát độ.

Thượng tá Vì Văn Chương, Phó Chủ nhiệm chính trị, Ban Chỉ huy BĐBP, Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Với phương châm hướng về cơ sở, Đảng ủy, Ban Chỉ huy BĐBP chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các đồn biên phòng chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã biên giới xây dựng kế hoạch, lựa chọn mô hình giúp nhân dân phát triển kinh tế. Các đồn biên phòng đã xây dựng ít nhất một mô hình giúp dân phát triển kinh tế, tăng cường cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn, thực hiện phương châm “3 bám, 4 cùng”, trực tiếp tham gia, hướng dẫn bà con lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì 18 mô hình giúp dân phát triển kinh tế hiệu quả, như: Mô hình “Trồng cây ăn quả trên đất dốc”, quy mô 4,7 ha mận hậu tại xã Lóng Phiêng; 2,6 ha cây chanh leo tại xã Lóng Sập. Từ năm 2024 đến nay, các đơn vị đã huy động hơn 6.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lao động giúp nhân dân phát triển kinh tế; làm đường giao thông, công trình nước sạch.

Trung tá Lò Văn Tuân, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Cai, cho biết: Những năm qua, đơn vị đã cử nhiều lượt cán bộ hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất; duy trì 2 tổ công tác, với 16 đảng viên tham gia sinh hoạt tại 6 chi bộ bản và 17 đảng viên phụ trách 28 hộ gia đình giáp biên giới của 2 xã Mường Hung và Chiềng Khoong. Triển khai mô hình vườn, ao chuồng tại Tổ công tác Biên phòng Huổi Khe; mô hình trồng cam trên đất dốc, bản Bua Hin, xã Mường Hung; phối hợp với các doanh nghiệp triển khai thí điểm 40 ha mô hình trồng cây gai xanh tại bản Sai Khao, Huổi Hưa, xã Chiềng Khoong.

Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Cai hướng dẫn nhân dân phát triển nuôi cá ao.

Trước đây, kinh tế gia đình ông Sồng A Chu, bản Huổi Khe, xã Chiềng Khoong gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, được chính quyền địa phương và cán bộ Biên phòng xuống tuyên truyền, vận động, gia đình ông đã chuyển đổi sang trồng 1,3 ha quýt trên đất nương dốc. Ông Chu chia sẻ: Khi bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình được chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng Mường Cai hỗ trợ 5 tạ phân bón và cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ trồng cây ăn quả. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật chăm sóc, nên cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vụ năm 2024, gia đình thu trên 200 triệu đồng.

Là khu vực có chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống, kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, Đồn Biên phòng Chiềng On thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm xuống các bản tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương; phối hợp tổ chức cho bà con tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On thu hoạch lúa giúp nhân dân.

Thiếu tá Cầm Bá Thành, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Chiềng On, cho biết: Đồn đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng 2 mô hình lợn giống tại các bản Nà Đít, Nà  Dạ, xã Yên Sơn, từ 6 con lợn giống hỗ trợ năm 2022, đến nay đã phát triển lên 14 con; trồng 5 ha mận tại bản Kim Chung, xã Phiêng Khoài, sản lượng hơn 76 tấn/năm; hỗ trợ xây dựng 3 mô hình VAC tại bản Suối Cút, Ta Liễu, hằng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm,... giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Các chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế được Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện, đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao; tăng tình đoàn kết quân dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong tham gia cùng Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.