• Cơm lam - món ăn mang “hơi thở” núi rừng

    Cơm lam - món ăn mang “hơi thở” núi rừng

    - Văn hóa - Xã hội
    Ông tôi kể lại rằng: “Xưa nay người miền núi sống dựa vào rừng, nhờ rừng mà qua được bao mùa đói kém. Trước đây khi đi rừng, đi rẫy, không mang gì nhiều nhặn ngoài dao rựa, bình nước, nắm gạo và bao diêm. Đến bữa thì nhặt củi khô đốt lửa lên, bỏ gạo vào ống tre tươi, thêm chút nước rồi nướng lên là có cơm ăn qua bữa trưa vội vàng để còn kịp xong việc trong ngày”. Giờ cuộc sống khấm khá hơn, món cơm nướng ống tre ngày ấy mang mùi vị của gian khó, lại trở thành món đặc sản, mang “hơi thở” của núi rừng.
  • Điệu "Tha Khềnh" của người Mông Vân Hồ

    Điệu "Tha Khềnh" của người Mông Vân Hồ

    Vân Hồ – vùng đất bốn mùa hoa thơm, trái ngọt. Nơi đây có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng riêng. Đặc biệt, đồng bào Mông đang lưu giữ nét văn hóa đặc sắc với điệu "Tha Khềnh" hay còn gọi là “Nhảy khèn” luôn rộn ràng, say đắm, mời gọi du khách gần xa.
  • Phụ nữ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

    Phụ nữ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

    Thành lập các đội, câu lạc bộ văn nghệ; giữ gìn, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm; truyền dạy cho lớp trẻ chữ viết, điệu múa, làn điệu dân ca của dân tộc ... Với những việc làm thiết thực đó, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã góp sức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
  • Người lưu giữ nghề dệt truyền thống

    Người lưu giữ nghề dệt truyền thống

    - Văn hóa - Xã hội
    Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, hơn 40 năm qua, bà Quàng Thị Bóng ở bản Tủm, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu vẫn luôn miệt mài dệt từng vuông vải thổ cẩm để làm nên những vỏ chăn, đệm, trang phục mang đậm bản sắc dân tộc và tận tình truyền dạy nghề cho lớp trẻ trong xã.
  • Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền lưu động

    Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền lưu động

    Bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền lưu động..., phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân.
  • Giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa trong trường học

    Giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa trong trường học

    Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc địa phương vào các tiết học và các hoạt động ngoại khóa. Qua đó, nâng cao ý thức cho học sinh trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
  • Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đang Mường

    Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đang Mường

    - Văn hóa Sơn La
    Chúng tôi đến xã Mường Thải, huyện Phù Yên, vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mường để tìm hiểu về đang Mường được các thành viên câu lạc bộ đang Mường, xã Mường Thải bảo tồn, lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
  • Nghề làm hương truyền thống của người Mông bản Pa Khen

    Nghề làm hương truyền thống của người Mông bản Pa Khen

    Từ lâu đời, người Mông ở tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu vẫn lưu giữ nghề làm hương truyền thống, không những giúp người dân có thêm thu nhập mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông.
  • Người giữ hồn nhạc cụ dân tộc Thái

    Người giữ hồn nhạc cụ dân tộc Thái

    Từ lâu, chiếc khèn bè đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Yên Châu nói riêng. Những làn điệu mượt mà, say đắm của khèn bè đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào nơi đây. Ông Lừ Hồng Sưa, bản Tủm, xã Chiềng Khoi là một trong số ít người có khả năng chế tác, sử dụng khèn bè và thể hiện những bài khèn cổ của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Yên Châu. Gần 60 năm qua, ông vẫn miệt mài nghiên cứu, chế tác khèn bè với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị những nhạc cụ dân tộc.
  • Độc đáo Tết xíp xí của đồng bào Thái trắng Phù Yên

    Độc đáo Tết xíp xí của đồng bào Thái trắng Phù Yên

    Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày 14/7 âm lịch - ngày Tết xíp xí của đồng bào Thái trắng Phù Yên. Theo quan niệm của người dân, ngày này là dịp con cháu hướng về tổ tiên; trẻ con được quan tâm đặc biệt, được vui chơi thoải mái và được cha mẹ may cho những bộ quần áo mới...
  • Người giữ hồn văn hóa Kháng ở Chiềng Ơn

    Người giữ hồn văn hóa Kháng ở Chiềng Ơn

    Hiện nay, dân tộc Kháng ở huyện Quỳnh Nhai có gần 4.000 người, chiếm khoảng 6% dân số toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở một số bản, thuộc các xã Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Khay, Cà Nàng, Mường Giôn. Riêng ở xã Chiềng Ơn, người dân tộc Kháng chiếm hơn 60% dân số và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống.
  • Tu lu - trò chơi dân gian của dân tộc Mông

    Tu lu - trò chơi dân gian của dân tộc Mông

    Từ lâu nay, khi tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mông lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ... Đặc biệt, là trò chơi tu lu thu hút đông đảo người dân tham gia, được lưu truyền gìn giữ như một nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Mông.
  • Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Kháng ở Quỳnh Nhai

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Kháng ở Quỳnh Nhai

    Là một trong những dân tộc thiểu số của huyện Quỳnh Nhai, cộng đồng dân tộc Kháng nơi đây mang những nét văn hóa độc đáo đặc trưng, từ ngôn ngữ, ẩm thực đến trang phục, nét văn hóa... Tuy nhiên, những người am hiểu về văn hóa của dân tộc Kháng không có nhiều. Do đó, để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Kháng, huyện Quỳnh Nhai đang có những biện pháp để giữ được nét hay, nét đẹp của cộng đồng dân tộc này.
  • Lễ hội Pang A của người La Ha

    Lễ hội Pang A của người La Ha

    Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2018 - Lễ hội Pang A là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người La Ha các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La. Lễ hội “Pang A” được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe, may mắn cho dân làng và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh và các thầy lang có công bảo vệ dân bản.
  • Tiếng khèn Mông trên thảo nguyên

    Tiếng khèn Mông trên thảo nguyên

    Đã từ lâu, tiếng khèn Mông trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là kết tinh giá trị văn hóa gắn với tình yêu quê hương, miền đất, con người trên thảo nguyên xanh Mộc Châu. Bất kể đêm ngày, mưa nắng hay trong gió rét, tiếng khèn Mông dường như chưa bao giờ ngơi nghỉ, cứ luôn hối thúc, mời gọi du khách thập phương về hội ngộ, khám phá, trải nghiệm...
  • Tha thiết tiếng kèn lá

    Tha thiết tiếng kèn lá

    Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, có rất nhiều các loại nhạc cụ đặc sắc như: kèn, sáo, tiêu... Trong đó, có một loại nhạc cụ rất đặc biệt tự tạo đơn giản, đó là kèn lá.
  • Người thổi hồn vào tiếng khèn Mông

    Người thổi hồn vào tiếng khèn Mông

    Được Giám đốc Trung tâm văn hóa, thể thao huyện Mộc Châu giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà ông Mùa A Lứ, tại tiểu khu Pa Khen 3, thị trấn Nông trường Mộc Châu, để được nghe tiếng khèn Mông và tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc qua tiếng khèn.
  • Độc đáo cách sao chè của đồng bào Mông Tà Xùa

    Độc đáo cách sao chè của đồng bào Mông Tà Xùa

    Chè trong chảo nóng phát ra âm thanh xèo xèo, nổ lách tách, bốc hơi nghi ngút... người sao chè chỉ dùng tay trực tiếp đảo liên tục suốt gần 1 giờ đồng hồ mới được một mẻ. Từ những búp chè trên cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, ở độ cao 1.500 m, gần như quanh năm mây mù bao phủ, cộng với cách sao chè bằng tay độc đáo, đồng bào Mông ở Tà Xùa, huyện Bắc Yên tạo ra sản phẩm chè ngon nức tiếng, mỗi cân chè trị giá tiền triệu.
  • Ghế mây, nét văn hóa truyền thống của người Dao

    Ghế mây, nét văn hóa truyền thống của người Dao

    Trong gia đình của đồng bào Dao ở Mộc Châu, ghế mây là một vật dụng thiết yếu gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ghế mây còn được sử dụng trong dịp cưới hỏi, ngày lễ, tết... Đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Mộc Châu.
  • Chiếc gùi trong cuộc sống của người Mông

    Chiếc gùi trong cuộc sống của người Mông

    Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao, dưới các thung lũng, sườn đồi và từ lâu, họ đã biết tận dụng các loại tre làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong đó, chiếc gùi tre (lu cở) là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông.
  • Xem thêm