Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Về Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh

Trở lại thăm xã Mường Chanh (Mai Sơn), địa chỉ đỏ gắn liền với phong trào cách mạng ở Sơn La thời kỳ tiền khởi nghĩa, giờ đây đang phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo nên vùng quê trù phú. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Lịch sử hào hùng

Chúng tôi theo đường từ suối bản Mòng, xã Hua La (Thành phố) dài hơn 20km để về với Mường Chanh. Tuyến đường này đã in đậm dấu chân của những thanh niên dân tộc Thái tham gia hoạt động bí mật với tên gọi: “Mú nóm chất mương”. Tuyến đường mòn để vượt núi băng rừng trước kia nay đã trở thành con đường nhựa lớn, đi lại thuận lợi.

Một góc trung tâm xã Mường Chanh (Mai Sơn).

Ảnh: Phan Hưng

Đầu năm 1943, khi điều kiện đã chín muồi, Chi bộ nhà ngục Sơn La đã bí mật thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên ở Sơn La - đó là “Đoàn thanh niên cứu quốc (tiếng Thái gọi là “Mú nóm chất mương”) gồm 2 tổ: ở tỉnh lỵ và huyện Mường La. Sau cuộc vượt ngục thành công của tù nhân chính trị nhà tù Sơn La, thực dân Pháp khủng bố gắt gao, các tổ thanh niên cứu quốc rút vào hoạt động bí mật hoặc tạm thời ngừng hoạt động để chờ thời cơ. Theo chỉ đạo của Chi bộ, đồng chí Chu Văn Thịnh được giao nhiệm vụ tìm địa bàn thuận lợi để xây dựng cơ sở cách mạng và căn cứ địa cách mạng sau này. Sau thời gian khảo sát, tìm hiểu, đồng chí Chu Văn Thịnh báo cáo với Chi bộ nhà ngục Sơn La chọn địa bàn xã Mường Chanh (Châu Mai Sơn) để xây dựng phong trào. Mường Chanh có địa thế “Tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, là một địa bàn có điều kiện để phát triển thành căn cứ địa lâu dài. Tổ thanh niên cứu quốc Mường Chanh “Mũ nóm chất mương” ra đời gồm 12 hội viên, đã nhanh chóng thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng và tham gia. Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên, hạt nhân phong trào khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Mai Sơn.

Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, năm 1998, Mường Chanh vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Năm 2006, khu căn cứ cách mạng Mường Chanh được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử.

Đổi thay khu căn cứ cách mạng

Từ một xã vùng khó khăn, khu căn cứ cách mạng Mường Chanh vươn lên trở thành một trong những xã nông thôn mới tiêu biểu ở Mai Sơn. Phát huy thế mạnh ở địa phương, Mường Chanh đã xác định hướng phát triển kinh tế phù hợp, trong đó, cây cà phê là một trong những cây trồng kinh tế chủ lực với tổng diện tích gần 450 ha cà phê, liên kết sản xuất gắn với chế biến.

HTX xây dựng và phát triển nông thôn Mường Chanh, bản Pom Sản chuyên hoạt động thu mua, sơ chế cà phê trên địa bàn. Cơ sở sơ chế được đặt tại địa phương thuận lợi cho việc chế biến, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

HTX xây dựng và phát triển nông thôn Mường Chanh, bản Pom Sản thu mua cà phê và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ông Vũ Xuân Hùng, Phó giám đốc HTX chia sẻ: Thành lập từ năm 2017, HTX hiện có 15 thành viên, với gần 3 ha trồng cà phê. Do diện tích sản xuất của các thành viên không lớn, HTX đã liên kết sản xuất, thu mua cà phê của 2.000 hộ, khoảng 1.000 ha của nông dân địa phương, xã Chiềng Mung (Mai Sơn), bản Lầm (Thuận Châu), xã Hua La (Thành phố). HTX đầu tư hệ thống dây chuyền nhà xưởng hiện đại gồm: Khu sát quả tươi, khu sấy, sân phơi rộng khoảng 3.600m² và hệ thống xử lý nước thải đảm bảo môi trường. Từ đầu năm đến nay, HTX đã thu mua, chế biến khoảng 2.000 tấn quả tươi cho các thành viên HTX và các hộ liên kết sản xuất, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động thường xuyên, thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

Mường Chanh nổi tiếng là vùng đất có giống tan nhe địa phương dẻo, thơm. Hiện, xã tập trung phát triển và lưu giữ giống lúa nếp trở thành sản phẩm nông sản đặc trưng địa phương. Bà con trong xã đã liên kết hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gắn phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong 3 HTX sản xuất nếp tan nhe địa phương tại xã, HTX tan nhe Noong Ten tiên phong trong việc thực hiện trồng lúa hữu cơ, sản phẩm của HTX được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn làm quà biếu người thân, anh em, bạn bè, trong các dịp lễ, tết.

Ông Hoàng Văn Hoa, Giám đốc HTX tan nhe Noong Ten, cho biết: HTX thành lập từ năm 2017, vận động 28 hộ thành viên tham gia trồng 1,4 ha giống nếp tan nhe địa phương. Trồng lúa 2 vụ, mỗi năm HTX thu hoạch khoảng gần 20 tấn thóc, cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn gạo, giá bán ổn định 30.000 đồng/kg, doanh thu đạt khoảng 450 triệu đồng.

Xã Mường Chanh đang tập trung tuyên truyền, huy động sức mạnh tổng hợp từ nhân dân để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao. Ông Cầm Văn Nhất, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Năm 2018, sau khi trở thành xã thứ 2 của huyện Mai Sơn về đích nông thôn mới, xã không ngừng nâng cao và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới đã đạt. Năm 2021, thu nhập bình quân của xã đạt 42 triệu đồng/người/năm, tăng 16 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo còn 3,19%. Đến nay, xã đã đạt 14/17 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Xã đang vận động nhân dân tiếp tục đóng góp hoàn thành bê tông các tuyến đường giao thông nội bản, liên bản, ngõ, xóm, đường nội đồng; giữ gìn an ninh trật tự, môi trường trên địa bàn, triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh... Phấn đấu đến năm 2025, xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao.

Phát huy truyền thống vùng đất cách mạng năm xưa, người dân trong xã Mường Chanh đang tiếp tục đoàn kết, đồng tâm, đồng sức xây dựng xã, bản ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Kinh tế -
    Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, chú trọng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh ngày càng gia tăng giá trị, phát triển theo hướng bền vững.
  • 'Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Kinh tế -
    Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, xã Chiềng Lao, là một trong 3 công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 520MW, do Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (thuộc tỉnh Lai Châu) quản lý. Những năm qua, Công ty chú trọng vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Sau 3 tuần chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn xã Vân Hồ đã mang lại những chuyển biến tích cực, nhất là tư duy hoạt động từ quản lý sang phục vụ, đổi mới trong cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
  • 'Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Cải cách hành chính -
    Tân Phong là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Bắc Phong, Tân Phong và Nam Phong. Ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Phong đã vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính.
  • 'Hướng tới xã hội học tập

    Hướng tới xã hội học tập

    Khoa Giáo -
    Hướng tới xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân, các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các mô hình học tập gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, Trung tâm Y tế khu vực Sơn La không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chú trọng cải tiến quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giúp nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Chiềng Sơn bám sát địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu biến động lên, xuống nhiều lần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, giá xăng RON95-V là 20.850 đồng/lít, xăng RON95-III là 20.490 đồng/lít, dầu Diesel 0,001S-V là 19.430 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm, giá các mặt hàng xăng, dầu đều tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải.
  • 'Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Chi bộ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Thành trực thuộc Đảng ủy phường Tô Hiệu, có 18 đảng viên, sinh hoạt tại tổ đảng Văn phòng Công ty và tổ đảng Trường Mầm non Ngôi Sao Sơn La. Trong những năm qua, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tích cực tham gia an sinh xã hội...