Khi cấp ủy vào cuộc tiêu thụ nông sản cho nhân dân

Tỉnh ta hiện có trên 87.000 ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 448.630 tấn. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo theo những khó khăn, thách thức trong việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, người đứng đầu cấp ủy đồng thời là Tổ trưởng tổ chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đang là cách làm thiết thực, hiệu quả trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch.

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị

           

Yên Châu vốn được biết đến là vùng đất có nhiều đặc sản nổi tiếng, không chỉ xoài thơm, chuối ngọt, mà bây giờ, mận, nhãn của huyện cũng nức tiếng muôn phương. Với trên 10.500 ha cây ăn quả các loại, tổng sản lượng đạt gần 70.000 tấn.

           

Đồng chí Tòng Thế Anh, Bí thư huyện ủy Yên Châu, Tổ trưởng tổ chỉ đạo tiêu thụ xuất khẩu nông sản huyện Yên Châu, cho biết: Tổ công tác có 33 thành viên, thường xuyên đi khảo sát các vùng trồng xây dựng phương án tiêu thụ. Vận động các cán bộ công chức, viên chức huyện thông qua các mối quan hệ, mạng xã hội quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; cử cán bộ huyện theo dõi, huy động nhân lực giúp bà con thu hái; khuyến khích thương lái đến thu mua tại vườn, hỗ trợ thương lái bao bì, đóng gói sản phẩm đi tiêu thụ...

           

Hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ nông sản.

           

Vụ mận năm nay, thu hoạch đúng vào thời điểm diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, giá mận giảm chỉ  8.000-10.000 đồng/kg. Với 1.800 ha cho thu hoạch, sản lượng trên 22.000 tấn, huyện Yên Châu đã chủ động phối hợp với các công ty tổ chức chương trình đồng hành cùng bà con tiêu thụ mận trên hệ thống VINMART và VINMART+ toàn quốc. Các ngành, đoàn thể trong huyện tích cực kết nối với các tỉnh tiêu thụ nông sản, như: Hội Nông dân huyện liên kết với Hội Nông dân thành phố Hải Phòng, tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh; Đoàn Thanh niên huyện kết nối qua Tỉnh đoàn Sơn La để tiêu thụ và huy động ĐVTN các xã giúp bà con thu hái, đóng gói mận. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX  một số hộ làm đầu mối thu gom, bán cho các thương lái tiêu thụ trong nước. Dù giá mận thấp hơn mọi năm, nhưng toàn bộ mận ở Yên Châu cũng được tiêu thụ hết.

           

Đại diện các Bộ, UBND tỉnh Sơn La và doanh nghiệp ký kết thoả thuận giúp tỉnh Sơn La tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu xoài.

           

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc HTX dịch vụ Nông nghiệp Toàn Phát, xã Phiêng Khoài cho biết: Năm nay, Bí thư huyện ủy trực tiếp đến cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai từ khâu sản xuất, tới kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Chúng tôi yên tâm đầu tư sản xuất.

           

Tại huyện Sông Mã, đến nay đã tiêu thụ và xuất khẩu hơn 71.000 tấn nhãn, vượt gần 1.000 tấn so với sản lượng dự kiến; trong đó, tiêu thụ trong nước hơn 18.200 tấn, chế biến trên 52.600 tấn long nhãn; xuất khẩu 156 tấn. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Sông Mã, cho biết: Huyện đã thành lập Tổ công tác xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của huyện gồm 19 thành viên, do Bí thư Huyện ủy làm Tổ trưởng. Hằng ngày, tổ công tác nắm số lượng tiêu thụ nông sản của từng gia đình, HTX và những khó khăn, vướng mắc đang gặp, tránh tình trạng nông sản ùn ứ, ách tắc. Bám sát diễn biến của dịch bệnh, xây dựng kế hoạch điều chỉnh phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn...

           

Giữa đại dịch Covid-19 đầy khó khăn, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện đã kết nối với Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (Hải Dương) thu mua nhãn của huyện Sông Mã xuất khẩu chào hàng thành công sang châu Âu sau khi vượt qua các khâu kiểm định khắt khe. Bên cạnh đó, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các xã khuyến khích người dân xây dựng lò sấy để tiêu thụ nhãn trên địa bàn; vụ nhãn năm nay, toàn huyện đầu tư, xây dựng 2.762 lò sấy long nhãn, trung bình mỗi ngày sơ chế hơn 1.400 tấn nhãn (thời kì cao điểm); 9 hộ dân và HTX đầu tư Container lạnh bảo quản nông sản. Qua đó, đưa sản phẩm long nhãn có chất lượng cao tới tay người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người trồng nhãn.

           

Cùng nông dân “vượt đại dịch”

           

Do đại dịch, năm nay, trước thời điểm thu hoạch các loại nông sản, tỉnh Sơn La đã tổ chức các hội nghị trực tuyến, kết nối tiêu thụ nông sản. Cuối tháng 5 vừa qua, Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ xoài, nhãn Sơn La năm 2021 đã được tỉnh tổ chức và kết nối tới Bộ Nông nghiệp và PTNT và 10 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngay sau Hội nghị, tỉnh Sơn La đã được hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vào quảng bá, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong nước và nước ngoài; phương án lưu thông hàng hóa giữa các địa phương trong nước và các địa phương có cửa khẩu; tổ chức tuần hàng đặc sản Sơn La trên các sàn thương mại điện tử...

           

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm cơ sở chế biến nhãn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa quả Sơn La (Thành phố).

           

Thực hiện hỗ trợ cho tiêu thụ và bảo quản nông sản, tỉnh ta đã hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021, gồm các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư xây dựng kho bảo quản; container đông lạnh; lò sấy hơi nhiệt, nhiệt lạnh; ứng dụng máy móc thiết bị để sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn, xoài, mận, chanh leo và các loại rau trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã có 592 doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đăng ký hỗ trợ, với trị giá trên 38,5 tỷ đồng.

           

Người dân xã Huổi Một (Sông Mã) thu hoạch nhãn.

           

Ông Nguyễn Danh Phúc, HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh (Sông Mã), cho biết: Năm nay, chúng tôi đã đầu tư một kho lạnh chứa được 150 tấn nhãn tươi. Vì thế, ngay cả khi nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội thì tôi vẫn không quá lo vì có thể bảo quản nhãn sau thu hoạch từ 1-2 tháng để chế biến dần.

           

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trường Mai (Mai Sơn) đóng gói xoài xuất khẩu.

           

Đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh, khẳng định: Trước những thách thức do tác động của dịch Covid-19, tỉnh Sơn La đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nhất là đã phát huy vai trò người đứng đầu địa phương trong chỉ đạo hỗ trợ nông dân từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm nên chủ trương của tỉnh rất hợp lòng dân. Đến thời điểm này, hàng trăm nghìn tấn nông sản được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho thấy sự chủ động của người dân và chính quyền trong việc lo đầu ra cho sản phẩm.

           

Hệ thống VINMART và VINMART+ toàn quốc tiêu thụ nông sản cho nông dân.

           

Việc cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành cùng người dân tiêu thụ nông sản đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, củng cố thêm niềm tin của người dân đảm bảo mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch. Với những chủ trương, chính sách hỗ trợ tích cực, kịp thời của tỉnh, sự vào cuộc của người đứng đầu, cách làm của mỗi địa phương trong kết nối, tiêu thụ nông sản, để người nông dân vượt qua “sóng gió” đại dịch. Điều đó cho thấy khi cấp ủy, chính quyền sâu sát thực tiễn thì việc khó mấy cũng có giải pháp tháo gỡ.

           

Yến Thư

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.