Để Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc

Với những lợi thế, tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, tỉnh Sơn La đang tập trung triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với quyết tâm đưa Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc. Để thực hiện mục tiêu, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn nhân lực, quỹ đất, cơ chế, thì công tác thu hút các nhà đầu tư cũng đang được đẩy mạnh.

Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư

Sơn La có nhiều điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, như: Quỹ đất phát triển nông nghiệp chiếm gần 75% diện tích đất tự nhiên với 2 cao nguyên (Mộc Châu và Nà Sản) có địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu; hàng nghìn ha mặt nước trên các lòng hồ thủy điện có thể nuôi trồng thủy sản... Chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; phát triển vùng nguyên liệu quả gắn với các nhà máy chế biến, thành lập các HTX, thống nhất quy trình sản xuất an toàn, làm đầu mối ký kết với các doanh nghiệp thu mua nông sản là những giải pháp giúp nông dân làm giàu.

 

Mô hình trồng dâu tây tại HTX Dâu tây công nghệ cao, bản Búa, xã Đông Sang (Mộc Châu).

 

Xác định tầm quan trọng và vai trò ý nghĩa đặc biệt của doanh nghiệp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Sơn La đã ban hành các cơ chế, chính sách xúc tiến đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quy hoạch, đất đai, xây dựng cơ bản, tài nguyên môi trường.

Ông Lê Hồng Chương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ban hành kịp thời, triển khai, phổ biến đến các đối tượng thụ hưởng. Các hoạt động xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cơ bản đã phát huy hiệu quả, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho 375 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu 25.790 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp; chế biến nông, lâm sản có 64 dự án với tổng vốn đăng ký 5.833,5 tỷ đồng.

“Trụ đỡ” cho sản xuất bền vững

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH là một trong những dự án được trao Quyết định chủ trương đầu tư năm 2017. Tháng 9/2021, Nhà máy đã chính thức vận hành dây chuyền sản xuất thương mại với sản phẩm đầu tay là nước ép nhãn cô đặc. Ông Lương Quốc Hoàn, Giám đốc Nhà máy cho biết: Vụ nhãn vừa qua, đơn vị đã thu mua 350 tấn nhãn cho nông dân để đưa vào chế biến. Ngoài ra, Nhà máy đã lắp ráp hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất cam; dự kiến quý 4/2021 sẽ lắp đặt dây chuyền chế biến quả xoài. Ngoài ra, Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Tập đoàn TH đang tiến hành thử nghiệm các sản phẩm liên quan đến quả sơn tra. Nhà máy đi vào sản xuất sẽ tạo việc làm cho 60 lao động địa phương.

Ca sản xuất tại Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ

Một trong những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực nông nghiệp phải kể đến Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). Tháng 9/2020, Công ty đã khởi công xây dựng Trung tâm chế biến rau, quả Doveco rộng gần 9 ha tại huyện Mai Sơn. Dự án với tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, gồm: Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree, công suất thiết kế 20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến rau, quả đông lạnh, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy chế biến rau, quả rau đồ hộp, công suất thiết kế 20.000 tấn sản phẩm/năm. Trên mỗi dây chuyền sản xuất có thể đồng thời chế biến đa dạng hầu hết các loại nguyên liệu rau, quả sẵn có ở Sơn La. Khi nhà máy đi vào hoạt động, có thể tiêu thụ 500 nghìn tấn rau, quả các loại, như: Chanh leo, xoài, dứa, chuối, bơ, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương rau và nhiều các loại rau quả khác.

Cán bộ Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao kiểm tra mô hình trồng dứa tại xã Sốp Cộp (Sốp Cộp)

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao cho biết: Với sự hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, sự đồng thuận của người dân, chúng tôi đang tập trung mở rộng vùng nguyên liệu hơn 4.000 ha gồm các loại cây: Dứa, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương, chanh leo. Phấn đấu tháng 3/2022, hoàn thành việc lắp đặt đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất đông lạnh và cô đặc; tháng 4/2022, khánh thành Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La. Đây là dự án lớn hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực, giúp nông dân đưa cây trồng kinh tế cao vào sản xuất, đảm bảo đầu ra sản phẩm, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Theo đánh giá, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cơ bản bảo đảm tiến độ đã cam kết. Đặc biệt, sự có mặt của tác Tập đoàn lớn, doanh nghiệp mạnh sẽ là “trụ đỡ” cho sản xuất bền vững. Trên địa bàn tỉnh đã có 10 dự án Nhà máy chế biến đã hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần tạo việc làm cho nhân dân trong khu vực, giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, tạo động lực và sức lan tỏa rất lớn đến các hộ dân trên địa bàn tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển rau, củ và trồng cây ăn quả; hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất, chế biến công nghiệp...

Việc thu hút đầu tư đã hình thành và phát triển quan hệ sản xuất mới trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, đó là quan hệ giữa hộ dân với doanh nghiệp, giữa HTX với doanh nghiệp, quan hệ giữa các hộ dân với nhau hình thành các HTX, Liên hiệp HTX trong liên kết sản xuất, kinh doanh. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 603 HTX, 4 Liên hiệp HTX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

 

Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu đến năm 2025 Sơn La xây dựng và hình thành 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu lộ trình xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu về khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 120.000 tỷ đồng. Trong đó: Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách phấn đấu tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2016-2020; bình quân mỗi năm thu hút đầu tư từ 50-60 dự án đầu tư...

Với mục tiêu trên, Sơn La định hướng thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy mô tập trung; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao...

Ca sản xuất tại Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc

Ưu tiên các dự án hướng tới quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiên tiến hiện đại, thân thiện môi trường trong sản xuất, tập trung vào các nông sản chủ lực của tỉnh nhằm tạo sản phẩm có năng suất, chất lượng. Thu hút phát triển các cơ sở chế biến tập trung quy mô công nghiệp, đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản tươi sau thu hoạch. Thu hút phát triển các khu vực sản xuất tập trung, xưởng sơ chế bảo quản tại mỗi huyện, thành phố với quy mô phù hợp nhằm nâng cao chất lượng. Quản lý thực hiện tốt các dự án đã cấp chủ trương đầu tư trên địa bàn, kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, sớm đưa các dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã phát huy thế mạnh nổi bật của địa phương, tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo đúng định hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.