Hỏi đáp về Luật Bảo vệ môi trường

Hỏi: Luật Bảo vệ môi trường 2020 có những điểm gì mới so với Luật Bảo vệ môi trường 2014?

Trả lời: Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. Cụ thể là:

           

-  Luật Bảo vệ môi trường 2020 lần đầu tiên quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, Luật cũng quy định tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời bảo đảm được quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

           

- Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng quy định các tiêu chí về môi trường như quy mô, công suất, yếu tố nhạy cảm về môi trường... để phân loại dự án đầu tư thành các nhóm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

           

- Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án.

           

-  Luật Bảo vệ môi trường mới được thiết kế khung chính sách hướng tới việc hình thành đạo luật về Bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội, đồng thời cải cách mạnh mẽ, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20 đến 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

           

- Kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (1/1/2022) sẽ thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; đồng thời khoản 3 Điều 75 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và Điều 7 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 cũng hết hiệu lực thi hành.

           

Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ của cá nhân

tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh.

Ảnh: Trần Hiền

           

Hỏi: Các luật nào cần sửa đổi, bổ sung sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 ra đời?

           

Trả lời: Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo vệ môi trường (Điều 169):

           

- Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:

           

+ Bãi bỏ Điều 37 và điểm đ khoản 1 Điều 38.

           

+  Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73.

           

- Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 44 và Điều 58 của Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 59/2020/QH14.

           

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14 như sau:

           

+ Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 30: “g) Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động xã hội; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;”;

           

+ Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 31: “6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động xã hội; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;”.

           

-  Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Mục IX - Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc Phụ lục số 01 - Danh mục Phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2017/QH14 và Luật số 23/2018/QH14 như sau:

           

+ Sửa đổi, bổ sung điểm 1.4 như sau:

1.4 Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường * Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan trung ương thực hiện           

* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện.

           

+ Bổ sung điểm 1.6 và sau điểm 1.5 như sau:

 1.6 Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường * Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan trung ương thực hiện;           

* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện.

           

+ Bãi bỏ điểm 5.4, điểm 6.3 và tiểu mục 9.

           

- Kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (1/1/2022) sẽ thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; đồng thời khoản 3 Điều 75 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và Điều 7 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 cũng hết hiệu lực thi hành.

           

Thu Thủy (Sở Tư pháp)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 22/4, Đoàn công tác của Đại sứ quán Autralia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đại học Tây Bắc về hoạt động hợp tác với Công ty cổ phần KisStartup trong khuôn khổ Tiểu dự án IDAP, thuộc Dự án GREAT 2 Sơn La.
  • 'Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Xã hội -
    Trước yêu cầu chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã xác định chủ trương “3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Tại tỉnh ta, mô hình “Ba liên kết”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất trong tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên.
  • '“Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    “Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    Cụ thể hóa việc học và làm theo Bác, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo xây dựng mô hình “Không gian học tập Hồ Chí Minh”, đã mang lại hiệu quả thiết thực, thuận tiện cho việc học tập, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, gắn liền rèn luyện lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
  • 'Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Xã hội -
    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao.
  • 'Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Kinh tế số là một trong trong 3 trụ cột của chương trình chuyển đổi số, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
  • 'Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Thực hiện Công văn số 3987/BTC-CT ngày 31/3/2025 của Bộ Tài chính về chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ thuế điện tử cấp độ 4.0 trong toàn bộ quy trình quản lý; hỗ trợ tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế trên ứng dụng Etax Mobile và đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
  • 'Bắc Yên đẩy mạnh cải cách hành chính

    Bắc Yên đẩy mạnh cải cách hành chính

    Cải cách hành chính -
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, UBND huyện Bắc Yên đã thể hiện tinh thần chủ động, quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, đưa chính quyền đến gần dân hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Từ trung tâm huyện đến các xã vùng cao, các thủ tục hành chính được rút gọn, người dân hài lòng khi công việc được giải quyết nhanh, gọn, đúng hẹn.
  • 'Mai Sơn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc

    Mai Sơn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Hiện nay, đang là thời điểm chuyển sang mùa nắng nóng, thời tiết thay đổi bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các loại dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn gia súc. Huyện Mai Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc phát triển.