Hỗ trợ đồng bào vùng lũ khôi phục sản xuất

Trận mưa lũ đầu tháng 8/2017 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn huyện Mường La, trong đó: Thiệt hại gần 600 ha lúa, cây cối, hoa màu và thủy sản, với tổng trị giá 44,9 tỷ đồng; thiệt hại 314 con trâu bò, 1.477 con lợn, 700 con dê, gần 15.800 con gia cầm, với tổng giá trị 15,4 tỷ đồng. Cùng với công tác hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai sớm ổn định đời sống, công tác khôi phục sản xuất được các cấp, các ngành, trực tiếp là huyện Mường La đặc biệt quan tâm.

 

Khu tái định cư tránh lũ tại xã Nặm Păm (Mường La).

Trở lại xã Nặm Păm, nơi gánh chịu ảnh hưởng thiên tai nặng nề nhất huyện Mường La sau 8 tháng trận lũ lịch sử đi qua. Đi dọc suối Nặm Păm, không nhận ra đâu là nền đường, bản cũ và lòng suối trước đây. Nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các tổ chức cá nhân, bà con đang gắng sức gây dựng lại cuộc sống, nơi ở của bà con đã được chính quyền địa phương sắp xếp ổn định. Trên nương, những cây ăn quả được trồng sau lũ đang lên xanh tốt. Ở những mảnh ruộng còn lại, bà con đang khẩn trương cải tạo, gieo trồng vụ mới, ổn định đời sống và sản xuất.

Tay thoan thoắt cấy lúa, chị Lường Thị Hiến, bản Hốc chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi có 2.000 m2 ruộng, mỗi vụ được khoảng 40 bao thóc, đủ gạo ăn quanh năm cho 7 người trong gia đình. Lũ đã cuốn trôi phần lớn ruộng nước, nhà thì nằm trong nguy cơ sạt lở. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình tôi đã được chuyển đến nơi ở mới an toàn, được hỗ trợ gạo ăn nên cuộc sống đã cơ bản ổn định. Gia đình tôi còn được Nhà nước hỗ trợ giống cây, phân bón và được cả bộ đội, thanh niên đến giúp trồng cây ăn quả trên 1 ha đất nương. Chúng tôi đang gắng sức cải tạo lại 500 m2 ruộng nước còn lại, khẩn trương trồng lúa để có thêm lương thực.

Theo thông tin từ ông Tòng Văn Pua, Phó Chủ tịch UBND xã Nặm Păm: Được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện về giống cây, phân bón và huy động lực lượng tham gia giúp các hộ dân trồng cây ăn quả, đến nay, toàn xã đã chuyển đổi hơn 140 ha đất nương trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và trồng 55 ha cây sơn tra vào rừng trồng tái sinh. Đây là nguồn sinh kế giúp bà con vùng lũ yên tâm, có thêm động lực để vượt qua khó khăn hoạn nạn. Toàn xã bị cuốn trôi, đất đá vùi lấp hơn 90 ha đất trồng lúa, chỉ còn lại 19 ha. Xã đã tuyên truyền, động viên bà con gieo cấy 14 ha lúa, còn lại trồng các cây rau màu khác để có nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ.

Ngay sau mưa lũ xảy ra, huyện Mường La đã xây dựng phương án khôi phục sản xuất trên địa bàn, trình tỉnh cho phép thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù. Đó là hỗ trợ vôi bột, phân bón lót và giống cây ăn quả lưu vườn sau ghép 2 năm tuổi để trồng trên đất nương ngô, sắn kém hiệu quả, giúp nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ sớm có sản phẩm, thu nhập từ cây ăn quả. Tổng vốn hỗ trợ năm thứ nhất hơn 13,1 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ 781 hộ (xã Nặm Păm 7 bản, 583 hộ; thị trấn Ít Ong 4 bản, 198 hộ) với tổng số hơn 62.660 cây bưởi da xanh, xoài ghép Đài Loan, nhãn ghép chín muộn. Đồng thời, huy động các lực lượng tham gia giúp các hộ cùng trồng cây, đến nay, đã trồng được gần 150 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ các hộ thuộc 3 bản của xã Nặm Păm (bản Ít, Huổi Có, Nong Pâu) trồng 55 ha cây sơn tra. Huyện đã thành lập 7 tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn các hộ sản xuất, bảo vệ diện tích cây ăn quả mới trồng. Về chăn nuôi, UBND huyện đã phân bổ nguồn vốn và phê duyệt danh sách các hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn để thực hiện hỗ trợ chăn nuôi. Tổng số hộ được hỗ trợ là 170 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để mua 1 con bò và 4 triệu đồng để mua 2 con dê. Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã hỗ trợ 170 triệu đồng cho 17 hộ hội viên mua dê giống; Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp cho 64 hộ xã Nặm Păm có nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, mỗi hộ 1 con dê; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho 29 hộ xã Nặm Păm, thị trấn Ít Ong có nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, mỗi hộ 1 con bò; Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ mô hình nuôi gà lông màu cho 41 hộ với tổng số 4.100 con...

Do hầu hết hệ thống thuỷ lợi, công trình cấp nước khu vực vùng lũ đều bị phá huỷ. Để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện xây bể, kéo đường ống nước tạm để phục vụ tưới ẩm cho cây ăn quả mới trồng. Huyện chủ trương đầu tư sửa chữa, khôi phục và xây dựng mới hệ thống thủy lợi, với tổng nguồn vốn dự kiến hơn 9,6 tỷ đồng, gồm 8 hệ thống tưới ẩm tại xã Nặm Păm và thị trấn Ít Ong.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Phòng đang chỉ đạo, hướng dẫn các hộ dân chăm sóc cây ăn quả đã trồng. Đối với cây hằng năm, tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo đất còn lại và đã gieo trồng 20 ha các giống lúa chịu hạn, ngắn ngày, rau đậu các loại... Về lâu dài, huyện hướng dẫn bà con thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất cây ăn quả, ký kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định bền vững.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đã và đang giúp nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai sớm ổn định đời sống và sản xuất. Hiện, huyện Mường La đang triển khai các bước Dự án thanh thải dòng chảy, khôi phục đất sản xuất (ruộng lúa nước) khu vực dọc suối Nặm Păm với tổng mức đầu tư 54,5 tỷ đồng; tiếp tục đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh phương án hỗ trợ sản xuất cho các hộ bị ảnh hưởng lũ bão khôi phục sản xuất.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Chuyển đổi số -
    Trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thành phố Sơn La triển khai nhiều giải pháp hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống, phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo an toàn, văn minh trong hoạt động thương mại.
  • 'Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, Trường Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, chắp cánh ước mơ cho học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số.
  • 'Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Lấy học sinh làm trung tâm”, Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
  • 'Mùa gieo hạt ngô giống

    Mùa gieo hạt ngô giống

    Nông nghiệp -
    Khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu nặng hạt, cũng là lúc bà con nông dân các bản Nong Sơn, Tà Đứng, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tất bật vào mùa gieo ngô giống.
  • 'Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đó là giảm 50% số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay; nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh cũng giải thể, sáp nhập theo hướng tinh gọn… Công cuộc sắp xếp bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước lần này, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Triển khai dự án tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nThu hồi và giao đất của Trung tâm Giống thủy sản cấp I; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đối với Trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn huyện Bắc Yên; Đề nghị thành lập Bệnh viện Thành phố
  • 'Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Xã hội -
    Cách đây gần 40 năm, trên 4.000 hộ dân thuộc 9 xã của huyện Phù Yên thực hiện di chuyển dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm, để bà con có cuộc sống ổn định, ấm no hơn.
  • 'Đảng bộ xã Chiềng Xuân học và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Chiềng Xuân học và làm theo Bác

    Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực.