Ngày 16/12, tại bản Nà Mí, xã Tân Hợp, Liên đoàn Lao động huyện Mộc Châu đã tổ chức trao nhà "Mái ấm công đoàn" cho gia đình đoàn viên Mùi Văn Chuyên, đoàn viên công đoàn Trường mầm non Tân Hợp.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, nội dung phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân huyện Mộc Châu, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quy Hướng là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Mộc Châu; đến nay, xã còn 3 bản chưa có sóng điện thoại và mạng internet, nên người dân rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, bà con mong muốn sớm được các cấp, ngành quan tâm đầu tư xây dựng trạm phát sóng điện thoại để nâng cao đời sống tinh thần, thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất.
Thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo, instagram... trở nên phổ biến với các bạn trẻ, với lượng thông tin tiếp nhận trên các trang mạng xã hội là rất lớn. Với mục đích mang đến những thông tin chính xác, tích cực, lan tỏa những việc làm tốt, cách làm hay của ĐVTN trong cuộc sống hàng ngày, Huyện đoàn Mộc Châu đã triển khai hiệu quả cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội do Trung ương Đoàn phát động.
“... Để giữ được những cánh rừng xanh tốt, quan trọng nhất là phải tuyên truyền để người dân thấy rõ hiệu quả thiết thực của việc bảo vệ rừng, khi đó bà con sẽ tự giác, tích cực tham gia bảo vệ rừng”. Đó là chia sẻ của ông Vì Văn Hạnh, Trưởng bản Lùn, xã Mường Sang (Mộc Châu).
Với diện tích trên 3.500 ha rừng, trong đó, gần 2.800 ha rừng phòng hộ, hơn 750 ha rừng sản xuất; tỷ lệ che phủ rừng của xã Hua Păng (Mộc Châu) đạt gần 68%, cao hơn 20% so với tỷ lệ che phủ rừng của toàn huyện. Kết quả đó là do nhân dân trong xã luôn nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng, phát huy hiệu quả kinh tế rừng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Theo Quyết định 1460/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015, bản Đồng Giăng, xã Quy Hướng (Mộc Châu) ở điểm tái định cư Suối Cáu 2, được đầu tư xây dựng năm 2016 với mục tiêu di vén các hộ dọc bờ sông Đà về đây ổn định cuộc sống. Điểm tái định cư Suối Cáu 2 có 30 hộ dân với 112 nhân khẩu; mỗi hộ được cấp 400m² đất ở, 2ha đất sản xuất, được hỗ trợ gạo, dầu thắp sáng. Các hộ chuyển đến được hỗ trợ tiền công vận chuyển đồ đạc, dựng nhà trên mặt bằng có sẵn.
Theo Quyết định 1460/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015, bản Đồng Giăng, xã Quy Hướng (Mộc Châu) ở điểm tái định cư Suối Cáu 2, được đầu tư xây dựng năm 2016 với mục tiêu di vén các hộ dọc bờ sông Đà về đây ổn định cuộc sống. Điểm tái định cư Suối Cáu 2 có 30 hộ dân với 112 nhân khẩu; mỗi hộ được cấp 400m² đất ở, 2ha đất sản xuất, được hỗ trợ gạo, dầu thắp sáng. Các hộ chuyển đến được hỗ trợ tiền công vận chuyển đồ đạc, dựng nhà trên mặt bằng có sẵn.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ....”, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường mầm non Phiêng Luông (Mộc Châu) đã nỗ lực nuôi dạy và chăm sóc trẻ chăm ngoan.
Thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, Chi hội Doanh nghiệp Mộc Châu đã phát huy vai trò, cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đóng góp cho ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.
Những năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) luôn bám sát mục tiêu hoạt động của quỹ tín dụng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thế mạnh của địa phương để làm tốt công tác huy động vốn và cho vay, tạo niềm tin với khách hàng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.
Mộc Châu những ngày này, không khí thật trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18-23ºC. Không gian cao nguyên rộng mở, ngút ngàn màu xanh của đồng cỏ, đồi chè và núi rừng với nhiều loài hoa khoe sắc. Đây là thời điểm thích hợp để các điểm du lịch, tham quan dã ngoại ở Mộc Châu khởi động đón khách trở lại sau nhiều tháng “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hơn mười năm, cây mắc ca du nhập vào đồng đất Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, đến nay đã có hơn 50 ha cây mắc ca, trong đó, gần 30 ha cho thu hoạch quả; năng suất bình quân đạt gần 2 tấn/ha, với giá bán trung bình 80.000/kg, mỗi năm cho thu nhập 160 triệu đồng/ha. Hiệu quả của cây trồng này đang mở ra triển vọng thay thế cây trồng kém hiệu quả trên đất đốc, nâng cao thu nhập cho người dân.
Với nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân giúp các hộ nông dân ở huyện Mộc Châu đầu tư phát triển những mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Đến với bản tái định cư Mường Bó, xã Lóng Sập (Mộc Châu) mùa này, thật ấn tượng với những nương chè, đồi cây ăn quả, ruộng lúa xanh ngát, dọc hai bên tuyến đường bê tông những vạt hoa đang khoe sắc, vẽ lên bức tranh vùng quê no ấm, thanh bình.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất cao nguyên, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mộc Châu đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Tân Lập (Mộc Châu) luôn phát động các hội viên hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Với mục tiêu bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ, y bác sỹ, người dân đến thăm khám, điều trị và ứng phó nhanh với các tình huống của dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã chủ động về nhân lực, trang thiết bị, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, quyết tâm không để dịch xâm nhập vào bệnh viện.
Thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, huyện Mộc Châu đã triển khai kịp thời, hiệu quả các điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hóa tập trung và các cơ sở lưu trú phục vụ người tham gia vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện và tỉnh Sơn La.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ chuyên khoa II Khuất Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mộc Châu luôn nhiệt huyết với nghề, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.