Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm

Xác định sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhân rộng các mô hình, thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Vườn dâu tây của HTX Nông nghiệp sinh thái Nà Sản.

Ảnh: PV

HTX dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi, là một trong những HTX đầu tiên của huyện Mai Sơn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. HTX hiện có 4.000 m² nhà lưới ươm cây giống và 10 ha trồng dâu tây được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt có phủ màng nông nghiệp trên mặt luống. Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX, cho biết: Cây dâu tây được đưa vào trồng ở Mai Sơn khoảng 6 năm gần đây. Những năm đầu, quả nhỏ, vị chua và giá bán rẻ. 3 năm gần đây, các thành viên HTX đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt; kiểm soát khâu làm đất, sử dụng phân bón hữu cơ; thực hiện chặt chẽ các quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và trồng giống dâu tây Hana Nhật cho quả to, ngọt, mọng nước, chất lượng tương đồng với dâu tây trồng ở Mộc Châu. Mỗi ha dâu tây thu hoạch được 7 tấn quả, sau khi trừ chi phí, lãi 800 triệu đồng.

Tại HTX Quỳnh Nghĩa, xã Chiềng Sung, cũng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với hệ thống tưới tự động 7 ha chanh leo. Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, chị Đặng Thị Hằng, thành viên HTX, cho biết: Sử dụng hệ thống tưới tự động có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách tưới nước truyền thống, giữ độ ẩm của đất theo nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây chanh leo. Bên cạnh đó, hệ thống tưới tiết kiệm cũng không gây ra hiện tượng úng cục bộ, có thể đưa phân bón trực tiếp vào nguồn nước tưới giúp giảm lượng phân bón bị thất thoát do bốc hơi hoặc bị rửa trôi. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, trung bình mỗi ha chanh leo của HTX cho thu hoạch 40 tấn quả, doanh thu đạt khoảng 200 triệu đồng/ha. HTX đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao bao tiêu sản phẩm với giá cam kết theo từng thời điểm.

Từ năm 2016 đến nay, huyện Mai Sơn đã vận động nông dân, HTX ứng dụng ghép mắt cải tạo 1.460 ha vườn cây ăn quả; trồng mới 9.105 ha cây ăn quả giống mới. 30 hộ, 20 doanh nghiệp, HTX áp dụng công nghệ tưới ẩm, tưới nhỏ giọt 187 ha cây trồng; đầu tư 5 ha nhà lưới, nhà kính. Toàn huyện đã được cấp 31 mã số vùng trồng với tổng diện tích 1.206 ha đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ, Trung Quốc; 50 cơ sở áp dụng việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ với diện tích trên 600 ha. Nhiều doanh nghiệp, HTX đã đầu tư kho lạnh phục vụ cho bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, như: HTX Ngọc Lan, xã Hát Lót; HTX Thanh Sơn, xã Cò Nòi; HTX nhãn chín muộn xã Chiềng Mung; HTX nông nghiệp và dịch vụ Ngọc Hoàng, xã Nà Bó; HTX thương binh 27/7...

Mục tiêu đến năm 2025, huyện Mai Sơn phấn đấu có 5.400 ha cây ăn quả sản xuất ứng dụng công nghệ cao, 2.700 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ chiếm 20-30%... Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Huyện Mai Sơn đang tập trung rà soát các xã, thị trấn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành vùng sản xuất rau, quả an toàn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn; mỗi xã, thị trấn lựa chọn, ưu tiên phát triển một số loại nông sản chủ lực và nhóm nông sản địa phương có lợi thế sản xuất, mang tính đặc sản vùng miền và khả năng liên kết phát triển diện tích, sản lượng lớn phục vụ chế biến. Huyện đang triển khai hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; chủ động liên kết với các doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ nông sản cho người dân.

Hệ thống tưới nước tự động trong vườn chanh leo của thành viên HTX Quỳnh Nghĩa, xã Chiềng Sung (Mai Sơn).

Với sự nỗ lực của người dân, hỗ trợ của các ngành, địa phương, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Mai Sơn ngày càng nhân rộng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị sản phẩm và thu nhập cho người nông dân.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.