Mai Sơn xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

Ðích đến của xây dựng nông thôn mới là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy, việc thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập là nội dung quan trọng được các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn quan tâm, ưu tiên triển khai.

Vườn nhãn ghép của HTX Nhãn chín muộn, tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung (Mai Sơn).

Ảnh: PV

Trở lại xã Cò Nòi sau gần 2 năm đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo địa phương tiếp tục có nhiều đổi thay, trường, trạm y tế được đầu tư khang trang, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất... Ông Phạm Bá Tính, Chủ tịch UBND xã thông tin: Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Cò Nòi mới đạt 5/19 tiêu chí, trong đó tỷ lệ hộ nghèo cao. Đảng ủy xã xây dựng và ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế. Thâm canh vùng nguyên liệu mía cung cấp cho Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, xã đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả để tăng thu nhập.

Cò Nòi đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với trên 2.300 ha mía và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Na, dâu tây, xoài, nhãn. Khuyến khích các hộ dân liên kết thành lập HTX, thống nhất thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, kết nối tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Toàn xã hiện có 18 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế của các hộ dân tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5%.

Còn tại xã Mường Bằng, địa phương đăng ký về đích nông thôn mới trong năm 2021, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống cho người dân. Xã đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân đưa giống mới vào thâm canh 50 ha lúa nước; phát triển trên 300 ha mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần Mía đường Sơn La; trồng trên 530 ha ngô lai; chuyển đổi gần 1.600 ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng xoài, nhãn.

Ông Hoàng Văn Đẹp, Giám đốc HTX Hoàng Đạt, xã Mường Bằng cho biết: HTX hiện có 12 thành viên, trồng 20 ha xoài, nhãn. HTX đảm nhiệm các khâu kỹ thuật, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Từ khi tham gia HTX, nông dân cũng được hướng dẫn về kỹ thuật, cây trồng có hiệu quả và chất lượng cao hơn, thu nhập của người dân cũng từ đó được nâng lên.

Ông Vũ Tiến Đĩnh, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Huyện đã lồng ghép triển khai nhiều chính sách, dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững; tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, huyện đã có 127 HTX; trong đó, 107 HTX nông nghiệp. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của huyện giảm còn 12,7%. Huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 xã nông thôn mới nâng cao...

 

Mô hình trồng na thái của nông dân xã Cò Nòi cho thu nhập cao.

Huyện Mai Sơn đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trong đó đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025, xây dựng thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đưa 3 xã ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 2% trở lên.

Giải pháp là tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là phát triển diện tích cây ăn quả trên đất dốc, cây dược liệu dưới tán rừng gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo bền vững; hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm... tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Với lộ trình cụ thể, cùng quyết tâm, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, huyện Mai Sơn đã và đang tạo bước chuyển biến rõ nét trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.