Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm GDTX

Những năm qua, cùng với nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp và liên kết đào tạo nghề cho học viên, giúp học viên lựa chọn được ngành nghề phù hợp với sở trường, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Giọng nữ
Dạy nghề chăm sóc sắc đẹp cho các học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (GDTX) và 11 trung tâm GDTX cấp huyện. Hằng năm, các trung tâm tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp THCS và THPT; dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức theo kế hoạch của địa phương.

Hằng năm, các trung tâm GDTX đã xây dựng kế hoạch tư vấn, hướng nghiệp nghề dựa trên việc khảo sát nhu cầu của học viên; định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp. Đội ngũ giáo viên được giao nhiệm vụ tìm hiểu nguyện vọng, năng lực, nhu cầu của mỗi học viên để tư vấn, định hướng, giúp học viên lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo các thông tin về thị trường lao động thực tế ở từng thời điểm, hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động, mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, dự báo nhu cầu nhân lực. Liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề cho học viên.

Bên cạnh đó, các trung tâm đã liên kết với các đơn vị đào tạo nghề bố trí cơ bản đầy đủ trang thiết bị, máy móc tại các lớp học. Thời gian học được sắp xếp hợp lý để học viên tiếp thu kiến thức tốt nhất mà không bị ảnh hưởng bởi các lớp học văn hóa. Toàn bộ việc học nghề của học viên do giảng viên các trường trung cấp, cao đẳng đảm nhiệm. Công tác đào tạo nghề luôn gắn với chương trình giảng dạy theo phương châm “lý thuyết đi đôi với thực hành”, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động giúp học viên dễ hiểu, dễ áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế để tìm kiếm việc làm.

Năm học 2023-2024, các trung tâm GDTX đã liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp tổ chức 152 lớp dạy nghề, cho 4.412 học viên, về: điện dân dụng, công nghệ thông tin, trồng trọt và bảo vệ thực vật... Liên kết đào tạo 5 lớp trình độ đại học, cao đẳng, với cho 153 học viên. Liên kết bồi dưỡng 32 lớp ngắn hạn cho hơn 1.700 học viên và 3 lớp dạy nghề phổ thông. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã tiếp tục theo học nâng cao, học các chuyên ngành tương tự các nghề đã học; một số tham gia làm nghề và nâng cao tay nghề trong các cơ sở hoặc tự mở các dịch vụ hành nghề đã học.

Năm học vừa qua, Trung tâm GDTX huyện Sông Mã đã tổ chức 28 lớp trung cấp nghề và 3 lớp dạy nghề phổ thông cho hơn 800 học viên, với các nghề: Điện, tin học ứng dụng, nuôi trồng thủy sản, chăm sóc sắc đẹp, chế biến món ăn..., do giảng viên các Trường Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Công nghệ kinh tế và thủy sản, thành phố Hải Phòng, Trường Trung cấp quốc tế Hà Nội, Trường Trung cấp Kỹ thuật đa ngành Hà Nội giảng dạy.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Sông Mã, thông tin: Trước đây, nhiều phụ huynh lo lắng, sau khi tốt nghiệp THCS, các em còn nhỏ để theo hướng học nghề, học nghề ở trung tâm GDTX sẽ khó giúp con em họ có tay nghề. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện phân luồng học sinh, đến nay, nhiều phụ huynh và học sinh đã lựa chọn vừa học văn hóa, kết hợp học nghề, giúp các em có kỹ năng nghề cơ bản sau khi tốt nghiệp THPT.

Em Lường Văn May, học sinh lớp 11, Trung tâm GDTX huyện Sông Mã chọn học lớp chế biến món ăn. Em Lường Văn May chia sẻ: Được giáo viên Trung tâm tuyên truyền, tư vấn, nên em và gia đình đã hiểu về lợi ích của việc học văn hóa cùng với học nghề. Em đã đăng ký tham gia học lớp trung cấp chế biến món ăn tại Trung tâm. Học ở đây giảm bớt được chi phí cho gia đình và rút ngắn được thời gian, giúp em có kỹ năng nghề cơ bản để có thể tự lo cho cuộc sống của mình sau này.

Ông Phạm Đức Trọng, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Thuận Châu, cho biết: Năm học 2024-2025, Trung tâm liên kết với các đơn vị tổ chức 6 lớp đào tạo nghề trung cấp cho 210 học viên về trồng trọt và bảo vệ thực vật, hành chính công và môi trường đô thị, công nghệ thông tin, chế biến món ăn. Trong đó, 30% thời gian học lý thuyết, còn lại là thực hành bằng các thiết bị máy móc do các trường dạy nghề đầu tư, đảm bảo đúng quy định.

Với phương châm “học đi đôi với làm”, “cầm tay chỉ việc”, các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh đã giúp học viên định hướng tốt hơn trong lựa chọn ngành nghề, rút ngắn thời gian học và nhiều cơ hội có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

    Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, HTX nông nghiệp Dũng Tiến, phường Vân Sơn, tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các loại nông sản chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm trên cao nguyên Mộc Châu.
  • 'Giữ rừng vì cuộc sống cộng đồng

    Giữ rừng vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 43.000 ha rừng trên địa bàn 7 xã, phường, Hạt Kiểm lâm khu vực IX (thị xã Mộc Châu cũ), chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ rừng và nhân dân triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.
  • 'Hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn

    Hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn

    Xã hội -
    Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, tỉnh ta đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, lan tỏa thông điệp về quyền sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn.
  • 'Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh quốc gia

    Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh quốc gia

    An ninh trật tự -
    Là đơn vị chủ công trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, những năm qua, Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh luôn chủ động bám sát tình hình, nắm chắc địa bàn, kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, phát hiện và đấu tranh kịp thời tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, không để hình thành “điểm nóng” trên địa bàn.
  • 'Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    An ninh trật tự -
    Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận trọng yếu trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những năm qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
  • 'Hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

    Hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

    Kinh tế -
    Những năm gần đây, tỉnh Sơn La chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả trong tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, thu hút nguồn lực quốc tế, góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch

    Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch

    Du lịch -
    Thành lập trên cơ sở nhập các phường (Mộc Lỵ, Mường Sang và xã Chiềng Hắc), phường Mộc Châu có địa bàn rộng, với nhiều điểm du lịch là điều kiện thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ tổng hợp, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và khách du lịch.