Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của thế hệ trẻ

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng được tỉnh Sơn La tổ chức lần thứ nhất vào năm 2013 với định kỳ 2 năm/lần. Sau 6 lần tổ chức, cuộc thi đã trở thành sân chơi bổ ích, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong thế hệ trẻ.

Giọng nữ

Bà Phạm Thị Hà, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, cho biết: Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng đã lan tỏa rộng rãi, nhận được sự quan tâm của các cơ quan liên quan, nhất là ngành GD&ĐT, các trường học trong tỉnh. Số lượng mô hình sản phẩm tham gia ngày càng nhiều, chất lượng được nâng lên; nhiều mô hình sản phẩm có tính sáng tạo, sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương và thân thiện với môi trường.

Ban tổ chức chấm giải các mô hình sản phẩm tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh năm 2023.

Hằng năm, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc thi dưới nhiều hình thức, như: Phát động cuộc thi thông qua các hội nghị, sinh hoạt tập trung của các trường học, gửi văn bản chỉ đạo và hướng dẫn tại một số trường học về thể lệ cuộc thi và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Qua 6 lần tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 664 mô hình, sản phẩm của thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh tham dự. Trong đó, 181 mô hình, sản phẩm đoạt giải cấp tỉnh, với 28 giải nhất, 29 giải nhì, 54 giải ba, 70 giải khuyến khích. Tỉnh Sơn La tham dự Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 11 lần, với 85 mô hình, sản phẩm, trong đó, đã giành 2 giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba và 12 giải khuyến khích.

Ban tổ chức trao Huy chương Vàng và bằng khen của UBND tỉnh cho các tác giả có tác phẩm đạt giải nhất tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh năm 2023
Ảnh: Tuấn Đạt (CTV)

Đoạt giải nhất tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh năm 2023, nhóm tác giả Lương Minh Tân và Trương Yến Nhi, học sinh Trường THCS 8/4 Mộc Châu và Lò Thành Long, Trường TH-THCS Chiềng Ngần B, Thành phố, đã có ý tưởng sáng tạo là tận dụng những phế thải, rác thải trong sinh hoạt để làm bức tranh nghệ thuật “Cô gái Hà Nhì”. Vật liệu để hoàn thành bức tranh được nhóm tác giả lựa chọn, gồm: Dây thừng, bao tải gai, mẩu vải vụn, len, giấy đa năng, các giỏ đựng hoa quả bằng tre, xốp, bột đắp. 

Chia sẻ về lý do sáng tạo sản phẩm, em Lương Minh Tân, Trưởng nhóm, nói:  Mặc dù học tập tại các địa phương khác nhau, nhưng chúng em đều sinh ra và lớn lên tại huyện Mộc Châu. Là điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Theo đó, lượng rác thải ngày một nhiều, tác động không tốt đến môi trường xung quanh. Chúng em nghĩ đến việc tận dụng những phế thải bỏ đi của người dân và du khách để tạo ra những sản phẩm ý nghĩa, với mong muốn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ban tổ chức trao giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giải tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng năm 2023
Ảnh: Tuấn Đạt (CTV)

Những năm học qua, ngành GD&ĐT đã thực hiện đổi mới dạy và học. Từ sự đổi mới phương pháp dạy học, cùng với khơi gợi niềm đam mê sáng tạo cho học sinh, tinh thần say mê nghiên cứu khoa học đã lan tỏa trong học sinh ở các cấp học. Hằng năm, Sở đã chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố phát động và tổ chức cuộc thi ở cơ sở để lựa chọn những mô hình, sản phẩm xuất sắc tham dự cuộc thi cấp tỉnh.

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho hay: Các phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường học lồng ghép nội dung của cuộc thi vào những môn học liên quan. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phát hiện những học sinh có tố chất, ý tưởng hay để định hướng, hướng dẫn nghiên cứu. Học sinh có ý tưởng, sáng kiến sẽ chủ động đề xuất với giáo viên, trên cơ sở đó, ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, cũng như hướng dẫn kỹ năng xây dựng báo cáo, thuyết trình.

Nhiều mô hình, sản phẩm của các em học sinh đã có tính ứng dụng trong đời sống và giành được giải cao, như: Sản phẩm “Than không khói từ vỏ quả cà phê” của em Nguyễn Lệ Nhật Minh, Trường THCS Chất lượng cao Mai Sơn. Mô hình có ý tưởng sáng tạo từ vỏ quả cà phê tươi được nung trong điều kiện yếm khí, sau đó xay nghiền mịn để tạo thành bột than. Bột than được phối trộn với phụ gia là bột năng làm chất kết dính thành khối dẻo để ép lại thành bánh và đem sản phẩm phơi nắng hoặc cho vào lò sấy nhiệt độ 39-400C trong khoảng 4 giờ. Sản phẩm được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Sơn La kiểm định đạt hàm lượng chất bốc, độ ẩm, độ tro, nhiệt lượng, hàm lượng carbon theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Em Nhật Minh cho hay: Sản phẩm than hữu cơ không khói từ vỏ quả cà phê đã tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, với quy trình sản xuất đơn giản, nên có thể triển khai làm sản phẩm trên quy mô vừa và nhỏ. Qua đó, mở ra hướng nghiên cứu mới về nguồn năng lượng tái tạo thay thế trong tương lai. Sản phẩm của em được chọn tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024.

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng là sân chơi trí tuệ bổ ích để học sinh trong toàn tỉnh phát huy khả năng tìm tòi, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, giúp các em phát huy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã của tỉnh.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 477/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, giao dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2025 cho các cơ quan đơn vị khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
  • 'Giữ vững thế trận lòng dân

    Giữ vững thế trận lòng dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đứng chân trên địa bàn biên giới, gồm các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, Đồn Biên phòng Mường Lèo luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, tập trung vận động nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” nơi phên dậu Tổ quốc.
  • 'Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Xã hội -
    Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vào ngày 15/5/1941 với 5 đội viên đầu tiên, do chiến sĩ giao liên anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng) làm Đội trưởng. Suốt những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc và rèn luyện, dẫn dắt ngày càng phát triển vững mạnh, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • '“Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    “Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    Kinh tế -
    Giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả chính vụ, nông dân huyện Sông Mã tích cực học tập, áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả trái vụ, rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • 'Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây là bước đi chiến lược, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.