Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở - Ảnh 1.

Tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở lên 100%, áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Cụ thể, bổ sung khoản 7 vào Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP như sau: Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023:

Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Theo điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm kiểm dịch y tế biên giới.

Theo khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3.

Các cơ sở y tế công lập căn cứ quy định tại Nghị định này xác định nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2022 và năm 2023; nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ. Trường hợp đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện, cơ sở y tế công lập gửi cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp I báo cáo nhu cầu kinh phí và dự kiến sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, trong đó nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ để rà soát, thẩm định, gửi cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất trước ngày 31/3/2023 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định.

Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách để thực hiện.

Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày 01/1/2024 trở đi, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở thực hiện theo quy định khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

* Trước đó, tại Thông báo số 21/TB-VPCP ngày 7/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Nội vụ khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Tài chính, Tư pháp và các cơ quan liên quan rà soát các quy định hiện hành về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở trong lực lượng vũ trang; trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất về việc điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở trong lực lượng vũ trang bảo đảm theo đúng Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị và quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn và khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2/2023.

Theo Báo Chính phủ
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.