Hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn chưa cao

Việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều, thường xuyên; chất lượng của một số dự án luật, pháp lệnh còn hạn chế...

Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội .

Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều

Chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Tại phiên họp này, nhiều ý kiến phát biểu đều đề cập đến tình trạng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải điều chỉnh quá nhiều.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế: hiệu  lực, hiệu quả trong thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn chưa cao, còn nhiều dự án phải xin điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trình quá trình trình các dự án luật, pháp lệnh còn hạn chế; việc tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành văn bản trong một số trường hợp chưa nghiêm.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cũng nhấn mạnh, một trong những hạn chế trong việc lập, triển khai thực hiện Chương trình là vẫn phải điều chỉnh quá nhiều. Theo ông, từ kỳ họp thứ 2 đến nay, Chính phủ đã có 5 lần đề nghị điều chỉnh Chương trình”. Ông cũng chỉ ra chất lượng của một số dự án luật, pháp lệnh được trình còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tình trạng “nợ” văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc gửi hồ sơ, tài liệu về nhiều dự án vẫn chưa bảo đảm thời gian theo quy định mặc dù đã có đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên.

Về nguyên nhân, Chính phủ nhìn nhận nguyên nhân khách quan là một số dự án, pháp lệnh có nội dung mới, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện; việc thực hiện quy trình thủ tục theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều nội dung mới, nên quá trình thực hiện vẫn còn lúng túng.

Về nguyên nhân chủ quan là do một số cơ quan đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn chưa trù liệu hết các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện Chương trình; chưa thực sự tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, nội dung cũng như tác động của chính sách trong dự án, dự thảo; việc giải trình chưa thực sự đầy đủ, thuyết phục...

Còn theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nguyên nhân tình trạng trên là “do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong công tác soạn thảo, trình dự án luật, pháp lệnh; ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong công tác xây dựng pháp luật còn chưa cao. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội với nhau, giữa cơ quan của Quốc hội với các cơ quan soạn thảo dự án có lúc còn chưa thật sự hiệu quả do thiếu thông tin qua lại”.

Đề xuất lùi thời gian trình 4 dự luật

Theo Tờ trình của Chính phủ, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Chính phủ đề nghị: Trình Quốc hội sớm trước một kỳ họp đối với 02 dự án luật (Luật Đo đạc và bản đồ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp); Lùi thời gian trình 04 dự án luật (Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện); Bổ sung mới vào Chương trình 04 dự án luật (Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) và 01 dự thảo nghị quyết (Nghị quyết của Quốc hội về Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp).

Về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Chính phủ đề nghị đưa 21 dự án luật vào Chương trình năm 2018. Trong đó, tại kỳ họp thứ 5: thông qua 09 dự án luật, cho ý kiến 08 dự án luật (chưa bao gồm dự án Luật Hành chính công - là dự án do đại biểu Quốc hội trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019). Tại kỳ họp thứ 6: thông qua 09 dự án luật, cho ý kiến 03 dự án luật.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình 4 dự án Luật. Tán thành đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và dự án Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện ra khỏi Chương trình và đề nghị Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao tích cực chỉ đạo việc nghiên cứu, soạn thảo lại và sẽ xem xét, bổ sung vào Chương trình sau khi dự án được chuẩn bị xong, bảo đảm chất lượng.

Đồng thời tán thành chuyển dự án Luật Lý lịch tư pháp (sửa đổi) thành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp. Tuy nhiên có thông qua ngay trong kỳ họp thứ 4 hay không sẽ do Quốc hội quyết định khi xem xét nội dung cụ thể của dự án.

Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình kỳ họp thứ 4, nhưng Quốc hội sẽ quyết định cụ thể việc thông qua dự án ngay tại kỳ họp này hay tại kỳ họp tiếp theo căn cứ vào nội dung, chất lượng chuẩn bị dự án. Đồng thời không thay đổi thời gian trình dự án Luật Đo đạc và bản đồ do UBTVQH đã có ý kiến đề nghị Chính phủ giữ nguyên như Chương trình Quốc hội đã thông qua.

Về việc bổ sung dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời gian thực hiện khoản 1 Điều 79 của Luật Công chứng, cơ quan thẩm tra đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định việc có bổ sung các dự án này vào Chương trình kỳ họp thứ 3 hay không căn cứ vào nội dung và chất lượng chuẩn bị cụ thể của từng dự án mà Chính phủ trình tại phiên họp này; trường hợp không chuẩn bị kịp thì đề nghị chuyển sang Chương trình kỳ họp thứ 4.

Về dự kiến Chương trình năm 2018, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc đưa các dự án vào Chương trình năm 2018. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định phân tích, theo đề nghị của Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 sẽ có 05 dự án luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Ủy ban Quốc phòng và An ninh là quá nhiều. Bởi vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị tại kỳ họp thứ 5 sẽ ưu tiên trình Quốc hội thông qua 02 dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vì đây là 02 dự án đã bị lùi thời gian trình trong năm 2017 và cho ý kiến về dự án Luật Công an xã (cũng là dự án đã có trong Chương trình năm 2017 nhưng xin lùi thời gian trình); tại kỳ họp thứ 6 sẽ trình Quốc hội thông qua 02 dự án Luật An ninh mạng (được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4), Luật Công an xã và cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát biển. Như vậy tại mỗi kỳ họp, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đều sẽ phụ trách 03 dự án (gồm 02 dự án luật thông qua, 01 dự án luật cho ý kiến).

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị áp dụng quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại 2 kỳ họp Quốc hội đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, UBTVQH thống nhất điều chỉnh tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội sẽ thông qua 15 dự án luật và Nghị quyết của Quốc hội về Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, cho ý kiến vào 5 dự án luật; tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật, cho ý kiến 11 dự án luật.

Cũng trong chiều nay, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu.

Sau đó, UBTVQH đã bế mạc phiên họp thứ 9./.

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau ổn định. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới suy yếu. Thời tiết: Nhiều mây, khu vực phía Đông Nam tỉnh (các huyện Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ) có mưa rào và dông vài nơi; các nơi khác không mưa. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, trưa chiều trời nắng.
  • 'Chương trình “Bữa ấm vùng cao” tại huyện Thuận Châu

    Chương trình “Bữa ấm vùng cao” tại huyện Thuận Châu

    Huyện Thuận Châu -
    Trong hai ngày (26 và 27/10), Ban thanh niên Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công ty CPTM Koja Mart, Hà Nội, tổ chức chương trình “Bữa ấm vùng cao”- nấu ăn cho em và tặng phòng Máy tính cho tương lai, tại điểm trường Lậu Tòng, Trường Tiểu học và THCS Nậm Lầu và điểm trường Cụ Cang, Trường Tiểu học Chiềng Ly, huyện Thuận Châu.
  • 'Nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

    Nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Năm 2024, tỉnh Sơn La phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Để hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí 18 về chất lượng môi trường sống, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định.
  • 'Ngày hội hiến máu tình nguyện “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”

    Ngày hội hiến máu tình nguyện “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”

    Ngày 27/10, tại nhà đa năng Trường liên cấp quốc tế Bình Minh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Sơn La, Thành đoàn đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện với thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.
  • 'Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

    Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

    Thời sự - Chính trị -
    Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến UAE và Qatar sau 15 năm. Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Saudi Arabia từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ là khách mời chính và Lãnh đạo Cấp cao duy nhất của châu Á phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 do Saudi Arabia tổ chức.
  • 'Nâng bước em đến trường

    Nâng bước em đến trường

    Khoa Giáo -
    Sau 3 năm triển khai thực hiện, Dự án “Nuôi em Mộc Châu” trên địa bàn huyện Vân Hồ đã giúp trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có thêm những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiếp thêm động lực để các em đến trường.