Ứng dụng công nghệ trong quản lý tín dụng chính sách

Xác định chuyển đổi số là cơ hội để bứt phá và phát triển, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn đã tích cực triển khai ứng dụng quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Giọng nữ
Các tổ trưởng tổ TK&VV xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, sử dụng phần mềm quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại thông minh.

Ứng dụng quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại di động được thực hiện theo văn bản số 5324/NHCS-TDNN ngày 28/8/2024 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam. Đây là phần mềm hoạt động trên các thiết bị thông minh, cung cấp thông tin cho khách hàng về hoạt động tín dụng chính sách, các chương trình tín dụng, cơ sở dữ liệu, quy trình cho vay, kết quả kiểm tra đối chiếu cho vay và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, ứng dụng còn được ví như “cẩm nang điện tử”, cung cấp thông tin chi tiết về các chương trình vay vốn, lãi suất, việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm, chuyển khoản trả gốc và số liệu hoạt động tín dụng chính sách của tổ tiết kiệm và vay vốn; kết quả giao dịch; tra cứu biên lai thu lãi của tổ viên và thông tin địa bàn... Giúp người dùng có thông tin số liệu nhanh chóng, chính xác, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác cho vay và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Bên cạnh đó, việc giao dịch giữa tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn với cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Sơn, cho biết: Để triển khai đồng bộ, kịp thời thống nhất và hiệu quả, từ tháng 10/2024, Phòng Giao dịch đã phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền địa phương tập huấn, cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các thành viên, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, thành viên Ban đại diện cấp huyện, các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác, tổ trưởng các tổ tiết kiệm và vay vốn; cài đặt, sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách thông qua phần mềm trên điện thoại di động. Đến nay, có 419/515 tổ tiết kiệm và vay vốn đã thực hiện giao dịch trên ứng dụng; 291 trưởng bản đều kích hoạt và đăng nhập ứng dụng quản lý hoạt động tín dụng trên điện thoại thông minh.

Có mặt tại phiên giao dịch của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Sơn tại xã Chiềng Mai. Thay vì phải rà soát các khoản trả lãi, tiết kiệm của các thành viên trên nhiều loại giấy tờ, thì nay ông Lò Văn Họng, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bản Co Sâu chỉ cần rà trên chiếc điện thoại thông minh, mọi thông tin cần thiết đều được hiển thị nhanh chóng, đầy đủ.

Ông Lò Văn Họng cho biết: Tổ có 47 thành viên, dư nợ trên 1,7 tỷ đồng của 5 chương trình tín dụng ưu đãi. Trước đây, khi cần trả lãi vay vốn chính sách, sau khi thu tiền của các tổ viên, tôi phải đến trụ sở ngân hàng, hoặc phiên giao dịch để cung cấp thông tin, dữ liệu trên giấy. Bây giờ, thông qua ứng dụng, tôi cung cấp thông tin trực tuyến và được cán bộ ngân hàng hướng dẫn, nên rất nhanh chóng, tiện lợi. Như tháng 12 này, 47 thành viên của tổ thực hiện trả 10,2 triệu đồng tiền lãi; tiết kiệm trên 5,2 triệu đồng. Ngay khi thu tiền của các tổ viên, tôi có thể hạch toán ngay trên ứng dụng, dữ liệu ngay lập tức được đồng bộ với hệ thống của NHCSXH.

Còn anh Lò Văn Bun, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Mai, chia sẻ: Thông thường sau mỗi phiên giao dịch, các tổ trưởng, đại diện hội, đoàn thể, cán bộ giao dịch, giám sát đều phải ngồi họp bàn và đối chiếu sổ sách để đảm bảo mọi giao dịch chính xác, đúng quy định. 2 tháng nay, sử dụng phần mềm ứng dụng tín dụng chính sách đã giúp quản lý, theo dõi nguồn vốn tốt hơn, đỡ tốn công sức đối chiếu, chi phí đi lại, giảm giấy tờ sổ sách, biên lai; thời gian giao dịch đã giảm đến 50% khối lượng công việc so với trước đây.

Phần mềm quản lý tín dụng chính sách, giúp việc quản lý, kiểm soát nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, thuận lợi.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giao dịch tín dụng chính sách, đến hết tháng 11/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của huyện Mai Sơn đạt gần 814 tỷ đồng, với 16.435 khách hàng dư nợ. Để tăng số lượng người làm công tác tín dụng chính sách sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Sơn đang tập trung phối hợp với tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các dịch vụ qua điện thoại di động. Định kỳ tại điểm giao dịch xã, tại các cuộc họp giao ban; đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa các ứng dụng số của NHCSXH.

Hiện nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Sơn tiếp tục triển khai các tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại; chủ động nắm bắt, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn ngày càng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.