Thực hiện chuyển đổi số, các cấp chính quyền của huyện Quỳnh Nhai đang nỗ lực từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu chuyển đổi số từ chính quyền điện tử đến mục tiêu phát triển xã hội số trong tương lai.
Nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, nhanh chóng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh huyện Quỳnh Nhai đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ cao.
Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền thân thiện, phát triển du lịch được cấp ủy, chính quyền huyện Mộc Châu quan tâm triển khai thực hiện, tạo chuyển biến về lề lối làm việc của chính quyền các cấp từ quản lý hành chính sang phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06/CP), Công an tỉnh Sơn La tập trung hoàn thành các mục tiêu đề ra, đạt được những kết quả tích cực.
Toàn tỉnh có 760.070 người lao động từ 15 tuổi trở lên; 43.254 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng, 35.654 người có công với cách mạng, 382.714 trẻ em dưới 16 tuổi. Thực hiện chuyển đổi số cho các nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực ngành quản lý, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số để hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý, điều hành, xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số theo lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương đã cam kết, thực hiện tốt nguyên tắc “4 tại chỗ” tạo sự hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính. Đó là hiệu quả bước đầu mô hình “Chính quyền thân thiện” được triển khai tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La; xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã và thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.
Những năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, thời gian, từng bước thích ứng với công cuộc chuyển đổi số.
Mới đây, Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới - công bố những hiểu biết mới nhất về bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023. Báo cáo cho thấy xu hướng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán điện tử hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện “Năm chuyển đổi số”, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động, đến nay, Công ty Điện lực Sơn La đã cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi số theo chỉ đạo, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành mục tiêu vận hành theo mô hình doanh nghiệp số.
Nhờ sự linh hoạt trong chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và sự nhạy bén, chủ động, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ, các hoạt động của Hội đang từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức truyền tải để phù hợp thời đại công nghệ số. Nhờ đó, giúp hội viên, phụ nữ dần tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động Hội cũng như trong sản xuất, kinh doanh.
Chuyển đổi số là quá trình đổi mới mô hình hoạt động từ kinh doanh truyền thống tại quầy sang kinh doanh ngân hàng số với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhằm gia tăng lợi ích khách hàng trên các khía cạnh trải nghiệm, tiện ích và giảm chi phí.
Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của chuyển đổi số, những năm gần đây, ngành Thuế đã triển khai các chương trình hỗ trợ thuế điện tử cấp độ 4.0 trong toàn bộ quy trình đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; hỗ trợ tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế trên ứng dụng eTax Mobile và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với các hoạt động kinh doanh.
Những năm gần đây, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai và các trường học trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Những năm qua, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên đã chỉ đạo các đơn vị trường học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển xã hội số.
Tiếp tục triển khai hiệu quả hóa đơn điện tử, Cục Thuế tỉnh Sơn La đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hiện đại hóa thủ tục hành chính liên quan đến thuế, giúp cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, tinh giản quy trình đối chiếu hóa đơn và đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Ghi nhớ lời dạy của Bác, tuổi trẻ tỉnh Sơn La luôn là lực lượng xung kích, tiên phong, triển khai các công trình, phần việc, nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2023 - “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”, các tổ chức đoàn tích cực tham gia các hoạt động chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến nền hành chính minh bạch, hiện đại.
Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực đạt 10% vào năm 2025. Nghĩa là khi kinh tế số quốc gia mang lại 20% GDP vào năm 2025 thì kinh tế số ngành, lĩnh vực phải chiếm tỷ trọng một nửa trong số đó. Để hoàn thành được mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng kinh tế số ngành, lĩnh vực phải đạt khoảng 40%/năm.