Thị trấn Ít Ong năng động chuyển đổi số

Bắt nhịp xu hướng và yêu cầu về chuyển đổi số, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, đã triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số trên cả ba nội dung: Chính quyền số; kinh tế số và xã hội số.

Giọng nữ

Huy động hệ thống chính trị chuyển đổi số

Bước đầu chuyển đổi số, Thị trấn gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực thực hiện xây dựng chuyển đổi số còn thiếu và yếu, chủ yếu là kiêm nhiệm về công nghệ thông tin; trang thiết bị, máy móc chưa đáp ứng yêu cầu; sự tham gia của doanh nghiệp, nhân dân về chuyển đổi số hạn chế. Nhân dân có thói quen nộp hồ sơ bằng giấy; hoạt động mua, bán trên thị trường vẫn chủ yếu dùng tiền mặt; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh kết nối mạng internet còn thấp…

Ông Trần Hải Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Ít Ong, cho biết: Thị trấn đẩy mạnh truyền thông về chủ trương chuyển đổi số, xu hướng và lợi ích từ việc chuyển đổi số tới cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn; thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích; đẩy mạnh thực hiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy; tăng cường hiệu quả sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến trên địa bàn…

Người dân thị trấn Ít Ong đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 

Thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thị trấn, thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng bản, tiểu khu. Hiện nay, toàn thị trấn có 17 tổ chuyển số cộng đồng thực hiện hướng dẫn người dân cài đặt và tạo tài khoản định danh điện tử, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công, hướng dẫn người dân đăng ký giải quyết TTHC, thanh toán không dùng tiền mặt… 

UBND thị trấn Ít Ong đã tạo tài khoản Zalo oficial Account tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn tiện theo dõi và cập nhật thông tin của chính quyền địa phương. Thị trấn còn tích hợp các tiện ích (kết nối dịch vụ công trực tuyến, báo tin an ninh trật tự, nhắn tin phản ánh với lãnh đạo…) để người dân tiện tham gia.

Điểm nhấn trong công tác chuyển đổi số của thị trấn là mô hình “Chính quyền thân thiện” tại thị trấn Ít Ong. Đây là mô hình điểm của huyện Mường La, có 4 công chức có trình độ chuyên môn làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; 1 tổ hướng dẫn người dân tham gia sử dụng dịch vụ công mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng 4 tiêu chí “nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn” trong giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.

Bà Phùng Thị Hồng, công chức Văn phòng thống kê, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, UBND thị trấn Ít Ong, cho biết: Thực hiện chuyển đổi số, việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 - 4 đã giảm thiểu rất nhiều thời gian đi lại cho người dân.

Chuyển biến tích cực

Đến nay, UBND thị trấn Ít Ong đã mở tài khoản thư điện tử cho các tập thể và cán bộ, công chức, với 2 tài khoản cơ quan, đơn vị, 22 cá nhân sử dụng hệ thống mail công vụ để trao đổi văn bản. Phần mềm quản lý văn bản được đưa vào quản lý và sử dụng từ năm 2021 đến 21 cán bộ, công chức. Tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử đạt 100%.

Người dân quét mà QR code tại bộ phận 1 cửa để thanh toán phí. 

Các đơn vị cung cấp dịch vụ đã cấp chữ ký số cho 2 tập thể và 9 cá nhân; có trên 99,57% số văn bản đi của thị trấn đã được thực hiện ký số. Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, 100% số hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng. Năm 2024, đã tiếp nhận 3.717 hồ sơ thủ tục hành chính; số hồ sơ đã giải quyết 3.717 hồ sơ, đạt 100%, trong đó, trả kết quả đúng hạn và trước hạn 3.716 hồ sơ, đạt 99,97%; số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến đạt 100%. 

Trong lĩnh vực xã hội số, số lượng người dân trên 14 tuổi có tài khoản định danh điện tử là 6.074 người, đạt tỷ lệ 75,5%. Trên địa bàn thị trấn có 16 điểm phát wifi miễn phí, trong đó, có 12/16 nhà văn hoá bản, tiểu khu có điểm phát wifi miễn phí để phục vụ nhân dân trong chuyển đổi số. 

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, người tiêu dùng dần có thói quen không sử dụng tiền mặt trong giao dịch hằng ngày. Các hình thức giới thiệu, quảng bá hàng hóa, sản phẩm trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook được đẩy mạnh. Mỗi người dân trên địa bàn đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào hoạt động chuyển đổi số với nhiều hoạt động thiết thực, như: Sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt; sử dụng thẻ bảo hiểm y tế số VssID...

Nhân dân thanh toán không dùng tiền mặt. 

Chị Đào Thị Thanh Hoa, thị trấn Ít Ong, chia sẻ: Giờ đây, nhiều người biết sử dụng mạng xã hội nên tôi bán hàng trực tiếp, kết hợp bán online, nhờ đó lượng hàng bán được nhiều hơn, tiếp cận được khách hàng ở mọi vùng miền.

Ông Phan Xuân Ân, Bí thư chi bộ, Tiểu khu trưởng tiểu khu 1, thị trấn Ít Ong, Tổ trưởng tổ chuyển đổi số cộng đồng tiểu khu, cho biết: Chúng tôi không còn phải gọi điện thoại cho từng người, hoặc đi từng nhà để thông báo mà chỉ cần đăng tải thông tin trên Facebook và Zalo, từ đó thông tin được truyền tải đến bà con một cách nhanh chóng và kịp thời. Các thành viên trên zalo còn thảo luận, chia sẻ, phản hồi ý kiến của mình lên nhóm. Nhiều sự việc sau khi được người dân góp ý đã được tiểu khu điều chỉnh phù hợp với tình hình, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.

Tổ chuyển đổi số cộng đồng thị trấn Ít Ong hỗ trợ nhân dân đến làm TTHC. 

Hướng tới thị trấn số năng động

Chia sẻ về định hướng chuyển đổi số trong thời gian tới, ông Trần Hải Sơn thông tin: Thị trấn Ít Ong tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Chủ động thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh, của huyện; tiếp tục tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số trên địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và phục vụ người dân, doanh nghiệp. 

Công bố ra mắt mô hình điểm “Chính quyền thân thiện” tại thị trấn Ít Ong.

Thị trấn tăng cường thực hiện quản lý, điều hành thông qua môi trường điện tử; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; triển khai các giải pháp tạo lập, số hóa, tích hợp các cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế số và xã hội số trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử; phổ cập cho người dân trưởng thành sử dụng chữ ký số cá nhân; triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế, xã hội.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.