Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Với chiếc điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng của các ngân hàng hoặc thông qua ví điện tử, như: Momo, Viettel, Vnpt money..., giờ đây, khách hàng không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể mua sắm ở bất kỳ đâu, kiểm soát số dư tài chính, giảm thiểu việc quá hạn ngày đóng tiền điện, nước... Đó là những lợi ích được nhân dân đánh giá tích cực khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Giọng nữ
Cán bộ phường Quyết Thắng, Thành phố hướng dẫn nhân dân thanh toán qua mã QR.
Ảnh: PV

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Hệ thống ngành ngân hàng tỉnh Sơn La thực hiện đầy đủ, hiệu quả Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ông Đặng Hồng Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La, cho biết: Chi nhánh tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện tốt chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng; nghiên cứu, mở rộng độ bao phủ các điểm cung ứng dịch vụ đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào phát triển sản phẩm, chuyển dần từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh số.

BIDV Chi nhánh Sơn La đẩy mạnh chuyển đổi số.

Đơn cử, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Sơn La, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng ứng dụng Smartbanking từ đầu năm đến nay tăng trên 12.000 khách hàng, tăng 24,67% so với năm 2023; số thẻ phát hành đạt gần 135.000 thẻ, tăng trên 35.000 thẻ so với năm 2023; trên 9.200 điểm thanh toán QR code, với tổng số giao dịch trên 125 tỷ đồng. Từ tháng 7/2023, BIDV Sơn La lắp đặt 2 máy CRM-máy giao dịch tự động thế hệ mới đầu tiên tại Văn phòng Chi nhánh.

Còn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Sơn La đã triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại. Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc Agribank Chi nhánh Sơn La, thông tin: Hiện nay, đơn vị đã tổ chức giao dịch thanh toán thương mại biên giới; thanh toán song phương với các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, thu ngân sách nhà nước với Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, thanh toán hóa đơn; chuyển khoản, thanh toán hóa đơn qua tin nhắn SMS; Internet Banking, E-Mobile Banking; thẻ thanh toán... góp phần tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ lệ dân số của tỉnh Sơn La có điện thoại thông minh đạt trên 96%. Đến đầu tháng 11/2024, toàn tỉnh có 22 tổ chức tín dụng, tăng 2 ngân hàng thương mại so với cuối năm 2023; có 80 máy giao dịch tự động ATM/CDM, 224 điểm chấp nhận thẻ POS, gần 10.000 điểm thanh toán QR code; lũy kết các tổ chức tín dụng phát hành gần 1.200.000 thẻ ATM; 100% xã, phường, thị trấn có điểm cung ứng dịch vụ tài chính.

Lợi ích nhiều chiều

Tại Bộ phận một cửa phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, trước đây, khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân mất khá nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi để nộp tiền mặt. Từ khi triển khai giải pháp thanh toán phí, lệ phí không sử dụng tiền mặt, đã khắc phục những bất cập này. Cán bộ hướng dẫn công dân các hình thức thanh toán quét mã QR Pay giao dịch; phường lắp đặt wifi miễn phí để nhân dân, doanh nghiệp thuận tiện thanh toán các loại phí, lệ phí. Đến nay, mô hình này đã triển khai, áp dụng tại các xã, phường của Thành phố.

Khách hàng quét mã QR sản phẩm nông sản của huyện Sông Mã.

Tiếp cận nhanh chóng các nền tảng ứng dụng công nghệ số, anh Nguyễn Văn Luân, tổ 7, phường Quyết Thắng, Thành phố, cho biết: Hiện nay, đến làm thủ tục hành chính, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại thông minh là có thể thanh toán nhiều khoản phí. Hoặc giao dịch mua bán hàng online, giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Hỗ trợ người dân thực hiện mua sắm không dùng tiền mặt, UBND Thành phố đã phối hợp với Viettel Sơn La, VNPT Sơn La triển khai mô hình chợ 4.0 tại chợ trung tâm và chợ 7/11; thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng phường Chiềng Lề, Quyết Thắng..., hướng dẫn nhân dân sử dụng các phần mềm ứng dụng. Không chỉ thuận tiện đối với người mua, hình thức giao dịch không sử dụng tiền mặt còn mang lại lợi ích rất nhiều cho người bán.

Chị Hoàng Thị Thắm, chủ cửa hàng rau, củ, quả an toàn tại chợ 7/11, Thành phố, chia sẻ: Tham gia mô hình chợ 4.0, tôi và các hộ kinh doanh được hướng dẫn cài đặt app, đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ Viettel Money, VNPT Money trên Smartphone; xây dựng các điểm nạp, rút tiền, tạo các điểm chấp nhận thanh toán QR ứng dụng VNPT Money và Viettel Money tại các gian hàng, ki ốt trong chợ. Khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, thực hiện thao tác quét mã QR với tài khoản có sẵn là có thể chuyển tiền. Hằng ngày, tôi có trên 50% khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tiền về tài khoản, an toàn hơn rất nhiều.

Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành thói quen của chị Hà Thị Hạnh, tổ 6, phường Quyết Thắng, Thành phố. Ngoài thanh toán tiền điện, nước, tiền học phí, đóng bảo hiểm hằng tháng, khi đi chợ mua sắm tiêu dùng, chị cũng thực hiện chuyển khoản. Chị Hạnh, chia sẻ: Rất thuận tiện, chỉ cần vài thao tác là chuyển khoản thành công, không sợ nhầm lẫn, mình lại có thể quản lý số dư tài khoản tốt nhất.

Mở rộng phạm vi khách hàng

Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La, tính đến đầu tháng 11/2024, tổng thanh toán không dùng tiền mặt toàn tỉnh đạt gần 19 triệu món giao dịch, tổng giá trị gần 142 nghìn tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử. Đồng thời, mở rộng phạm vi khách hàng tới đối tượng là người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế khác. Hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có diễn biến bất thường, không có vụ việc phát sinh.

Khách hàng thanh toán chuyển khoản tại cửa hàng rau sạch, chợ 308, Thành phố.

Ông Đặng Hồng Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La, cho biết thêm: Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công, hành chính công, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, thu nợ thuế; thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 5/1/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh... mở rộng các giải pháp ứng dụng dữ liệu cơ sở quốc gia về dân cư trong hoạt động ngân hàng theo Đề án 06 của Chính phủ; thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.