Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

“Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người lính trở về, nhưng chất độc hóa học mà đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã gieo vào thân thể họ, để lại nỗi đau đến cả thế hệ con cháu, đang rất cần sự trợ giúp của người thân, cộng đồng xã hội”. Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Anh Minh, Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La.

Giọng nữ
Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La thăm hỏi gia đình bà Văn Thị Ngụ, phường Quyết Tâm.

Ông Nguyễn Anh Minh dẫn chúng tôi đến thăm gia đình bà Văn Thị Ngụ, phường Quyết Thắng - vợ của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Lý Văn Quý. Khi chúng tôi đến, cổng khóa, trong sân có một người đàn ông trung niên dáng cao to, vừa đi vừa nói ú ớ nhưng không thành lời. Mời chúng tôi vào nhà, bà Ngụ nói: Năm 1972, chồng tôi đi bộ đội và tham gia phục vụ chiến trường miền Nam. Năm 1975, chồng tôi xuất ngũ trở về địa phương. Vợ chồng tôi sinh được 4 người con. Đây là đứa con thứ 3, năm nay đã 49 tuổi. Từ lúc lọt lòng, bị di chứng chất độc da cam nên mắc nhiều bệnh, như: tiểu đường, viêm da, thị lực mắt trái giảm, chân xuất hiện nhiều vết ngứa, lở loét. Mọi sinh hoạt đều phải có người hỗ trợ.

Năm nay, bà Ngụ đã 79 tuổi, đôi tay run rảy, mắt thâm quầng vì lo toan. Ngôi nhà giờ chỉ còn 2 mẹ con. Chồng bà qua đời cuối năm 2024. Hằng ngày, con gái nuôi của ông bà vẫn chạy qua, chạy lại đỡ đần.

Rời nhà bà Ngụ, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Ngọc Ân, tổ 12, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. Sau 6 năm tham gia phục vụ chiến trường miền Nam, năm 1976, ông Ân xuất ngũ trở về địa phương và lập gia đình. Vợ chồng ông sinh được 6 người con, trong đó, 2 người con bị ảnh hưởng di chứng chất độc da cam/dioxin.

Ông Lò Văn Quốc, tiểu khu Phiêng Còng, thị trấn Thuận Châu chăm sóc con trai bị ảnh hưởng di chứng chất độc da cam.

Trong câu chuyện với ông Ân, được biết, năm 2000, vợ chồng ông chuyển từ tỉnh Thái Bình lên thành phố Sơn La sinh sống nhưng cô con gái của ông thần kinh không ổn định, phải đưa về điều trị tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Bình. Còn con trai bị ảnh hưởng di chứng chất độc da cam, không có khả năng lao động và đang sinh sống cùng ông bà. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ mức trợ cấp thương binh 3/4 của ông Ân và hỗ trợ của các con, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, ông Ân phải thuê ki ốt tại Chợ đầu mối phường Chiềng Cơi mở cửa hàng sửa chữa điện tử điện lạnh.

Cũng trong căn phòng khách tềnh toàng với chiếc tủ, bộ bàn ghế gỗ cũ, ông Lò Văn Quốc, tiểu khu Phiêng Còng, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, chia sẻ: Từ năm 1973 đến 1974, tôi tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Xuất ngũ trở về địa phương, vợ chồng tôi sinh được 5 người con; do ảnh hưởng của chất độc hóa học, một con trai của tôi bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Hằng tháng, tôi được hưởng trợ cấp hơn 3,5 triệu đồng, con được hơn 2,7 triệu đồng. Ngoài ra những ngày lễ tết được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, động viên thăm hỏi, tặng quà, giúp gia đình có thêm nghị lực vượt lên khó khăn.

Chứng kiến những nỗi đau da cam, chúng tôi cảm thấy xót xa. Những ánh mắt dại khờ, những hành động khó kiểm soát, những vết thương chữa mãi không lành... của những nạn nhân chất độc màu da cam, hơn lúc nào hết, rất cần sự cảm thông, chia sẻ và sự chăm lo không chỉ của cấp ủy, chính quyền, mà còn của cả cộng đồng về vật chất và tinh thần, giúp họ vượt qua mất mát, thiệt thòi, ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Ân, nạn nhân chất độc da cam phường Chiềng Lề, Thành phố mở cửa hàng sửa chữa đồ điện tử, tăng thu nhập. 

Toàn tỉnh hiện có 455 trường hợp nhiễm chất độc da cam/dioxin được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước. Trong đó, có 282 nạn nhân trực tiếp, 173 nạn nhân bị phơi nhiễm. Quan tâm chăm sóc người nhiễm chất độc hóa học, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, phát hiện sớm, can thiệp sớm dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học dioxin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030.

Từ năm 2000 đến nay, tỉnh ta đã xác nhận và giải quyết chế độ cho 537 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ. Bộ CHQS tỉnh đã giải mã cho 22 đối tượng đề nghị giải mã, xác nhận ký hiệu, phiên hiệu đơn vị, thời gian và địa bàn hoạt động các đơn vị quân đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến trường mà quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học trước ngày 30/4/1975...

Giải quyết tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công nói chung và nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nói riêng, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách; huy động sự chung tay góp sức của toàn xã hội giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.