Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Những ngày tháng 5 lịch sử, thành phố Sơn La tràn ngập cờ hoa, không khí phấn khởi, khắp phố phường nhân dân chào đón sự kiện Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 -7/5/2019 và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Công trình tầm vóc có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, lịch sử văn hóa và xã hội, thỏa lòng ước mong của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung, Sơn La đối với Vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La.

Quảng trường Tây Bắc tọa lạc ngay Trung tâm thành phố Sơn La với không gian khoáng đạt, phía trước là dòng suối Nậm La uốn lượn giữa lòng Thành phố. Nằm giữa vị trí trung tâm Quảng trường, Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc là điểm nhấn quan trọng, trung tâm, kết nối với các công trình khác như: Khu di tích Nhà tù Sơn La, Trung tâm Hành chính tỉnh, tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa. Từ quốc lộ 6 qua cầu Trắng hay đi dọc đường Nguyễn Văn Linh đều có thể thấy rõ Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Phía sau tượng Bác là bức phù điêu lớn. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để đồng bào các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Quảng trường được xây dựng quy mô với hệ thống đường đi ô bàn cờ và cây xanh, thảm cỏ, đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La trong các ngày lễ lớn; đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, nhất là nhân dân thành phố Sơn La.

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Nhìn lại toàn bộ quá trình xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, mới thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quyết tâm, tập trung triển khai thực hiện của tỉnh Sơn La cùng các tỉnh Tây Bắc. Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, lịch sử văn hóa và tâm linh, Tỉnh ủy Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án xây dựng tượng đài; đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh giao Chủ đầu tư thực hiện dự án, thành lập Hội đồng Nghệ thuật, tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài và  lựa chọn tác phẩm xuất sắc nhất. Theo đó, bức Tượng phải khắc họa được hình ảnh, khuôn dung của Bác Hồ vào thời điểm lịch sử Bác lên thăm Khu tự trị Thái – Mèo; Tượng Bác cao 7,9 m, bệ tượng cao 4,7 m; chất liệu Tượng Bác được đúc bằng đồng, bệ tượng bằng đá; bức phù điêu theo hình tượng bông hoa ban cách điệu có 5 cánh, loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Mặt trước chạm khắc hình ảnh nhân dân các dân tộc Tây Bắc; các nét đặc trưng văn hóa, lịch sử, lễ hội, quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển của 6 tỉnh Tây Bắc. Mặt sau khắc họa một số hoạt động văn hóa, kiến trúc, cảnh quan nổi bật của tỉnh Sơn La. Chất liệu bằng đá xanh Thanh Hóa; kích thước chiều cao 18 m, chiều dài 54 m.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La nhận kim loại đồng do tỉnh Lào Cai trao tặng

để đúc Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Tỉnh Sơn La đã tổ chức trưng bày mẫu phác thảo để cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến tham quan, tham gia ý kiến; tổ chức xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc, Quân Khu II, một số đồng chí lãnh đạo trung ương, lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu, một số văn nghệ sỹ của tỉnh Sơn La.

Lễ đúc Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc an vị tại thành phố Sơn La.

Việc xây dựng Tượng đài đáp ứng lòng mong mỏi, niềm khát khao của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Vì vậy, Dự án Tượng đài Bác Hồ gắn với Quảng trường Tây Bắc không những nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của không chỉ người dân Sơn La nói chung, Tây Bắc nói riêng, mà còn cả sự đóng góp của các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để xã hội hóa xây dựng công trình. Tại Trung tâm thành phố Sơn La, nơi xây dựng công trình, hàng chục ha đất đã nhanh chóng được người dân bàn giao để giải phóng mặt bằng. Bức Tượng Bác được đúc nguyên khối cao nhất từ trước đến nay. Cùng với đúc tượng, bức phù điêu được làm bằng những phiến đá quý ở Thanh Hóa, dưới bàn tay chạm trổ tài hoa của những người thợ, những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và cả những công trình thế kỷ, những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc dần được hiện hữu trên mặt đá mang đậm chất nghệ thuật. Tỉnh ta đã phối hợp với Công ty Mỹ thuật Việt Nam và các đơn vị chức năng khác tổ chức trang trọng, an toàn Lễ rước Tượng Bác và bức Phù điêu về Sơn La trong niềm tự hào, phấn khởi của các cấp chính quyền cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đón, rước Tượng Bác Hồ về an vị tại Quảng trường Tây Bắc.

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc đặt tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với tình cảm to lớn mà Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Bắc. Công trình mang ý nghĩa chính trị, lịch sử văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Công trình còn là địa chỉ đỏ về du lịch cho du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm ngưỡng, tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại, Vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xử lý dầu loang trên đường

    Xử lý dầu loang trên đường

    Bạn cần biết -
    Vào khoảng 8h sáng ngày 13/2, xe bồn chở xăng dầu BKS 29C771.80, lưu thông trên đường Trường Chinh, thành phố Sơn La theo hướng đi Điện Biên thì gặp sự cố, một lượng lớn dầu tràn ra đường khiến việc lưu thông của người đi xe máy gặp khó khăn. Đặc biệt, tại khu vực đèn đỏ ngã tư Cầu trắng trước số 15C Trường Chinh có rất nhiều dầu máy, đã có xe máy bị trượt ngã.
  • 'Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

    Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Thực hiện Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 và hằng năm.
  • 'Đảng bộ xã Phiêng Cằm nâng cao sức chiến đấu của các chi bộ cơ sở

    Đảng bộ xã Phiêng Cằm nâng cao sức chiến đấu của các chi bộ cơ sở

    Xây dựng Đảng -
    Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, trong ký ức của những người đã từng đến đây là một xã vùng cao nghèo nàn, lạc hậu, giao thông cách trở. Xã có 19 bản, 1.506 hộ, trên 8.000 nhân khẩu với 5 dân tộc: Mông, Khơ Mú, Thái, Dao, Kinh cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Mông chiếm 57,7%; tỷ lệ hộ nghèo cao. Những năm trước, sự cách trở về giao thông đã làm kinh tế trì trệ, bà con chủ yếu trồng ngô, sắn, chăn nuôi nhỏ lẻ, hàng hóa, nông sản bị thương lái ép giá.
  • 'Sơn La sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân

    Sơn La sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân

    Quốc phòng -
    Những ngày này, ở khắp các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đang rộn ràng, háo hức không khí chuẩn bị cho ngày hội tòng quân năm 2025. Năm nay, tỉnh Sơn La được giao tuyển chọn, gọi trên 1.800 công dân nhập ngũ, trong đó, 1.300 tân binh làm nghĩa vụ quân sự; hơn 500 tân binh làm nghĩa vụ CAND.
  • 'Công nhân, viên chức, lao động Sông Mã thi đua yêu nước

    Công nhân, viên chức, lao động Sông Mã thi đua yêu nước

    Xã hội -
    Liên đoàn Lao động huyện Sông Mã quản lý 106 công đoàn cơ sở, với hơn 3.400 đoàn viên. Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đã triển khai đăng ký thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả, ý nghĩa.