Sơn La sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 14 đến ngày 16/12, tỉnh Sơn La sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, công tác chuẩn bị của đoàn Sơn La đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng tham gia ngày hội.

Giọng nữ
Tổng duyệt các tiết mục của Đoàn nghệ thuật tham gia ngày hội.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; tạo điều kiện để các địa phương giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham gia ngày hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trưng tập 92 thành viên là cán bộ, diễn viên, nghệ nhân quần chúng, huấn luyện viên, vận động viên, thuyết minh viên, được chia làm 3 đoàn, gồm: Đoàn nghệ thuật quần chúng; đoàn thể thao quần chúng; đoàn tham gia hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch. Ngay từ đầu tháng 12 đến nay, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của đội văn nghệ, thể thao đã tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ, các môn thể thao tham gia ngày hội. 

Các vận động viên luyện tập môn đẩy gậy.

Vinh dự được lựa chọn tham gia ngày hội, bà Lò Thị Hỷ, bản Mường chiến 2, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, là nghệ nhân hát Then duy nhất của huyện Mường La đang nắm giữ những làn điệu Then cổ, phấn khởi nói: Tôi rất vui được đem đến ngày hội điệu then của dân tộc Thái, được giao lưu với các nghệ nhân ở mọi miền cả nước. Hơn 1 tuần nay, tôi đã cùng mọi người tập luyện, mang đến những tiết mục đặc sắc để quảng bá các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc ở Sơn La đến mọi miền tổ quốc.  

Là vận động viên giành nhiều huy chương vàng toàn quốc ở nội dung đẩy gậy, đợt này, chị Cà Thị Diên, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tham gia 2 nội dung đẩy gậy và kéo co tại ngày hội. Chị Diên chia sẻ: Tôi rất vui được tham gia ngày hội, những ngày qua, chúng tôi đã tập trung tập luyện và rèn thể lực, quyết tâm giành thành tích cao nhất cho đoàn thể thao Sơn La.

 Các VĐV luyện tập kéo co.

Mang đến ngày hội những tư liệu quý giá nhằm giới thiệu về văn hóa, con người, phong tục tập quán, lễ hội các dân tộc tỉnh Sơn La, Bảo tàng tỉnh còn chuẩn bị các nội dung trình diễn kỹ thuật thêu khăn Piêu; chế biến và trình diễn cách thức chế biến ẩm thực; chế tác nhạc cụ dân tộc do các nghệ nhân thực hiện…Ông Nguyễn An Đại, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, thông tin: Bảo tàng tỉnh sưu tầm 60 bức ảnh, 3 bộ hiện vật, tư liệu về văn hóa, con người, lễ hội các dân tộc, thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La; các di sản văn hóa phi vật thể, các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh để trưng bày tại ngày hội năm nay. Trong không gian trưng bày, còn có trình diễn các nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân.

Tiết mục nghệ thuật thể hiện văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Sơn La.

Ông Phạm Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Để mang đến những giá trị nổi bật, đặc sắc của các dân tộc Sơn La đến với ngày hội, các đoàn đã xây dựng kịch bản, kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động; bổ sung các dụng cụ, đạo cụ và các điều kiện cần thiết khác để tham gia các phần thi, như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc; trình diễn kỹ năng du lịch cộng đồng, kỹ năng chào đón khách, kỹ năng thuyết minh, giới thiệu điểm đến du lịch cộng đồng; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc…. Với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo, đoàn Sơn La đã sẵn sàng góp mặt tại ngày hội. 

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 có sự tham gia của 16 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại ngày hội, sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc mang đặc trưng của các vùng miền. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tin rằng Đoàn Sơn La sẽ đạt nhiều thành tích cao tại ngày hội, góp phần giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, các giá trị di sản văn hóa của tỉnh đến với mọi miền Tổ quốc.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Quán triệt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các cấp, các ngành, huyện, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát được tăng cường, người đứng đầu các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

    Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
  • 'Rừng Tướng Giáp - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Rừng Tướng Giáp - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Nhân vật - Sự kiện -
    Cách đây hơn 70 năm, trên đường hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn quân giải phóng đã nghỉ chân tại Khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên. Hiện nay, cánh rừng luôn được nhân dân trong khu vực chung tay bảo vệ và trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
  • 'Dân vận khéo gắn kết tình quân dân

    Dân vận khéo gắn kết tình quân dân

    Quốc phòng -
    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sốp Cộp triển khai đồng bộ. Cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia các hoạt động ở cơ sở, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.
  • 'Đầu tư thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Văn hóa - Xã hội -
    Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các bản, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
  • 'Quyết liệt thu ngân sách, bảo đảm dự toán

    Quyết liệt thu ngân sách, bảo đảm dự toán

    Kinh tế -
    Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao, Cục Thuế tỉnh Sơn La đang tập trung toàn lực, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống thất thu thuế; tích cực đôn đốc, thu hồi nợ đọng, cưỡng chế các khoản thuế theo quy định.
  • 'Mộc Châu quản lý tài nguyên, khoáng sản

    Mộc Châu quản lý tài nguyên, khoáng sản

    Xã hội -
    Mộc Châu là địa phương có trữ lượng cát, đá, đất sét làm vật liệu xây dựng tương đối lớn. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện được tăng cường. Hoạt động khai thác khoáng sản dần đi vào nền nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.