Triển vọng mới của mỹ thuật ứng dụng

Trong năm qua, mỹ thuật ứng dụng Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua cả số lượng và chất lượng của nhiều cuộc thi, triển lãm, tọa đàm chuyên môn được tổ chức. Nâng cao vai trò của thiết kế sáng tạo và nắm bắt xu hướng công nghệ mới là hướng đi không chỉ tạo hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.

Không gian Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022. (Ảnh: Kim Thoa)
Không gian Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022. (Ảnh: Kim Thoa)

Mỹ thuật ứng dụng bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí.

Hiện nay, mỹ thuật ứng dụng là một ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhân lực trẻ với ngày càng nhiều loại hình, vị trí việc làm.

Các sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng có mặt khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt, thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ra thị trường quốc tế. Đồ trang trí, gia dụng, quà lưu niệm làm từ các chất liệu sơn mài, gốm, sứ, mây tre, vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải... của Việt Nam từ lâu được đánh giá là đa dạng và tinh xảo.

Hiện nay, mỹ thuật ứng dụng là một ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhân lực trẻ với ngày càng nhiều loại hình, vị trí việc làm.

Nhiều cơ sở đào tạo mỹ thuật trên cả nước cũng vận động, chuyển mình để bắt kịp sự hội nhập, bằng cách mở rộng các chuyên ngành truyền thống đồng thời cho ra đời ngành mới, bộ môn mới như mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế đồ họa, thiết kế minh họa, thiết kế nhận diện thương hiệu…

Sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các triển lãm, lễ hội, nhiều không gian trưng bày sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đã được tổ chức trở lại sôi nổi trong năm 2022. Trong đó, Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5-năm 2022 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã mang lại bức tranh toàn cảnh khá đầy đủ. Ban tổ chức cho biết có tổng cộng 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh, thành phố gửi dự thi. Từ đó, hơn 200 tác phẩm được chọn trao giải và trưng bày.

Sự kết hợp chất liệu truyền thống với công nghệ hiện đại đã manh nha từ các mùa trước, song đến lần này trở nên rõ rệt, nhuần nhuyễn hơn.

Công chúng đến xem triển lãm có dịp ngắm nhìn các sản phẩm đẹp mắt với nhiều tìm tòi, thể nghiệm mới, chẳng hạn như bộ nồi, chảo kim loại có tính năng hỗ trợ người khiếm thị của tác giả Lưu Như Ngọc (Thành phố Hồ Chí Minh); hộp chạm khắc vàng, bạc tỉ mỉ của Quách Phan Tuấn Anh (Hà Nội); các bộ sưu tập thời trang của Hoàng Thị Thu Trang (Hà Nội) dựa trên hình ảnh linh vật lân trong truyền thuyết dân gian, hay của Huỳnh Minh Thanh (Huế) lấy cảm hứng từ cổ phục cung đình xưa...

Hai tác phẩm đoạt giải cao của hạng mục Sản phẩm ứng dụng là “Cổ tự môn” (tạo dáng cây cảnh từ dây đồng) của tác giả Lê Duy Đức (Sơn La) và “Bình hoa đan tre” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội) thuyết phục được Ban giám khảo và người xem nhờ ý tưởng mới mẻ, kỹ thuật tạo hình đặc sắc trên những vật liệu quen thuộc.

Theo ông Nguyễn Văn Tĩnh, nghệ nhân Ưu tú của làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), kinh nghiệm lâu năm cho thấy những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ được khách hàng thế giới đánh giá cao phần lớn không phải mẫu mã truyền thống mà là những sản phẩm có sự sáng tạo, chế tác, ứng dụng mỹ thuật, kỹ thuật mới. Thí dụ với sản phẩm mây tre đan, các loại chụp đèn, nhạc cụ, tranh tường... được đan bằng kỹ thuật truyền thống, có họa tiết, hình ảnh, hoa văn đặc trưng của Việt Nam rất được ưa chuộng.

Tiếp đó, nhiều sự kiện triển lãm khác cũng tạo dấu ấn tốt với các sản phẩm từ nhiều làng nghề, phố nghề truyền thống trên cả nước, như Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022, Festival Làng nghề Việt Nam 2022... Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2022, hàng loạt không gian trưng bày, hoạt động tôn vinh thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại không gian phố đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tại đây, sơn mài truyền thống không chỉ xuất hiện trong tranh, tượng, mà còn trở thành những sản phẩm thời thượng, giàu công năng như ốp điện thoại, đồ dùng nội thất; hay những đôi dép cao-su (còn gọi là dép lốp) được chế tác thủ công vốn là một sản phẩm của thời chiến tranh và thời bao cấp thiếu thốn, nay được cải tiến một cách sáng tạo và trở thành món đồ thời trang, lại thêm ý nghĩa thân thiện với môi trường...

Có thể nói, mỹ thuật ứng dụng là lĩnh vực thể hiện rất rõ tính kinh tế của văn hóa, một mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Theo PGS, TS Quách Thị Ngọc An (Khoa Thiết kế đồ họa, Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương), sức phát triển của mỹ thuật ứng dụng sẽ còn lớn hơn nếu có sự chú trọng vào công tác đào tạo, tăng cường mối liên kết giữa mỹ thuật ứng dụng và các lĩnh vực liên quan.

Số liệu của Bộ Công thương cho thấy: Chỉ riêng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhiều năm qua luôn có mặt trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, được dự báo kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Chưa kể việc hầu hết sản phẩm tiêu dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế cho đến văn hóa, thể thao, du lịch... đều có yếu tố thiết kế mỹ thuật. Tiếp tục phát huy tính dân tộc, đề cao giá trị thẩm mỹ đồng thời với tính ứng dụng, tăng cường mối liên kết giữa nhà thiết kế - thợ thủ công, chú trọng đào tạo thế hệ kế cận... là những giải pháp được nhiều chuyên gia, nghệ nhân đề xuất thực hiện trong thời gian tới.

Mỹ thuật ứng dụng giờ đây không phải chỉ là các sản phẩm vật lý mà còn cả những tác phẩm trên môi trường số.

Tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5, nhóm tác giả trẻ đến từ Đại học FPT đã giành giải nhất với bộ chương trình giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ vị thành niên được thiết kế để tích hợp trên các thiết bị thông minh.

Lần đầu được tổ chức, triển lãm “Mỹ thuật ứng dụng 2022” của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cũng mang đến không ít sản phẩm số, như đồ họa báo điện tử, thiết kế trò chơi trực tuyến, đoạn phim quảng cáo.

Việc tiếp cận công nghệ tạo nên diện mạo mới mẻ, chuyên nghiệp cho mỹ thuật ứng dụng đương đại, hòa chung xu thế toàn cầu. Song điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có, chẳng hạn như khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoặc bảo vệ bản quyền...

Hay trong cuộc thi thiết kế “Designed by Vietnam 2022”, nhiều sản phẩm thiết kế đồ họa, thiết kế truyền thông gây ấn tượng mạnh mẽ, mang đậm hơi thở thời đại 4.0.

Việc tiếp cận công nghệ tạo nên diện mạo mới mẻ, chuyên nghiệp cho mỹ thuật ứng dụng đương đại, hòa chung xu thế toàn cầu. Song điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có, chẳng hạn như khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoặc bảo vệ bản quyền...

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).