Thống nhất đầu mối quản lý, không để giá xăng dầu biến động bất hợp lý

Mới đây, khi góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã chủ động nghiên cứu, kiến nghị phương án thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giá xăng dầu.

Người dân mua hàng tại cửa hàng xăng dầu quận Thanh Xuân (Hà Nội), thuộc Tập đoàn Petrolimex.
Người dân mua hàng tại cửa hàng xăng dầu quận Thanh Xuân (Hà Nội), thuộc Tập đoàn Petrolimex.

Quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính là cần sửa đổi Nghị định số 95/2021/NÐ-CP, giao thống nhất một đầu mối về Bộ Công thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí; Bộ Tài chính đảm nhận thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra việc tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở; việc điều hành và giám sát thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Quản lý phân tán, khó điều hành

Theo nhận định của Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Ðức Chi, đề xuất điều chỉnh này đã được rà soát kỹ dựa theo những cơ sở pháp lý và đánh giá từ thực tiễn. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, chủ trì điều hành giá xăng dầu; tuy nhiên, một số nhiệm vụ điều hành giá xăng dầu lại phân công cho Bộ Tài chính (như giám sát trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá; rà soát tính toán công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở).

Ðây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân tán trong khâu tổ chức thực hiện trong thời gian qua, vì thế cần giao thống nhất cho một cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu, đồng thời là cơ quan điều hành giá xăng dầu để tăng tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ Công thương cũng đánh giá, việc điều hành giá xăng dầu tách xa việc điều hành cung cầu xăng dầu sẽ có những bất ổn khi lợi ích giữa các chủ thể trên thị trường xăng dầu không được hài hòa.

Ngoài ra, theo quy định, Bộ Công thương là cơ quan quản lý, cấp phép các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; bảo đảm cung ứng xăng dầu ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn,...

Quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính là cần sửa đổi Nghị định số 95/2021/NÐ-CP, giao thống nhất một đầu mối về Bộ Công thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí; Bộ Tài chính đảm nhận thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra việc tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở; việc điều hành và giám sát thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Với chức năng, thẩm quyền như vậy, Bộ Công thương nắm được chi tiết các khâu tổ chức hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị; chi phí cần thiết phát sinh để duy trì, phát triển hệ thống phân phối; tình hình cung cầu, diễn biến giá xăng dầu nguyên liệu và thành phẩm.

Vì vậy, cơ quan chủ trì điều hành giá cơ sở xăng dầu có thể chủ động xác định chính xác và tính toán các yếu tố hình thành giá cơ sở và công bố điều hành; chủ động phương án trong những tình huống thiếu hụt, bất thường. "Việc giao thống nhất nhiệm vụ về giá chuyển về Bộ Công thương sẽ giúp cơ quan chủ trì điều hành giá nắm bắt bản chất của các yếu tố hình thành giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu phù hợp thực tiễn phát sinh cũng như tăng cường giám sát đối với chi phí thực hiện của các thương nhân.

Việc quản lý phân tán như hiện nay làm phát sinh thêm quy trình và gây khó khăn cho cơ quan điều hành giá vì giá cơ sở là tổng hòa của các yếu tố hình thành giá, không chỉ đơn giản là việc quyết định tăng/giảm giá tại thời điểm điều hành giá", Thứ trưởng Nguyễn Ðức Chi nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến, hiện nay, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới (chiếm tỷ trọng từ 60 đến 80% tùy từng chủng loại trong công thức tính giá cơ sở). Vì vậy, với những biến động đột biến của giá thế giới, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tại kỳ điều hành giá lại giảm sâu so với giá nhập mua. Mặt khác, những biến động về cung cầu, cạnh tranh thị trường, chiến lược tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở đã được thực hiện theo đúng quy định hiện hành để không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Với các phương án được Bộ Công thương dự thảo trình Chính phủ, để có cơ sở lựa chọn phương án, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, xác định rõ các khoản chi phí cần bổ sung trong giá cơ sở và tổ chức lấy ý kiến để báo cáo Chính phủ xem xét quyết định đối với phương án giữ nguyên cách điều hành hiện tại. Nếu sửa đổi công thức giá và phương pháp công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đề nghị theo hướng Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá, các chi phí khác do các doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm trước các cơ quan kiểm toán.

Linh hoạt chính sách theo từng vùng miền

Do xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu đối với kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, cần đánh giá cụ thể để xác định thời điểm, lộ trình phù hợp khi thay đổi căn bản cơ chế. Ðể có cơ sở báo cáo Chính phủ, cần làm rõ thêm về thị trường kinh doanh xăng dầu hiện nay; tác động của việc thay đổi cơ chế điều hành giá đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu, bảo đảm nguồn cung trong nước và các mục tiêu kiểm soát lạm phát, điều hành kinh tế vĩ mô.

Trường hợp giá xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng lạm phát và ổn định kinh tế-xã hội, Nhà nước có công cụ để quản lý chính sách hỗ trợ đối tượng người nghèo, vùng sâu vùng xa,… như thế nào cần có câu trả lời rõ ràng. Có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của các quốc gia khi ứng phó biến động giá xăng dầu tăng trong nửa đầu năm 2022 vừa qua.

Trong bối cảnh quy mô của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hiện nay không đồng đều, khi được giao quyền chủ động trong quyết định giá bán lẻ của doanh nghiệp, cần có phương án kiểm soát cụ thể và chế tài để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý.Ðồng thời, khi chuyển đổi từ giá cơ sở sang việc công bố bốn yếu tố (gồm chi phí định mức, thuế, quỹ, lợi nhuận định mức), Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu cơ sở làm căn cứ tính toán trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá; nghiên cứu cơ chế kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp bảo đảm công khai minh bạch, tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Nếu tiếp tục giữ Quỹ bình ổn giá để điều hành giá xăng dầu, cần sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi Quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên.

Theo đó, cần làm rõ thêm giá xăng dầu công bố là giá nào để làm căn cứ trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá. Ngoài ra, liên quan Quỹ bình ổn giá, cần nghiên cứu bổ sung quy định về giao cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu xử lý đồng bộ Quỹ bình ổn giá trong trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (hoặc không làm thủ tục cấp mới khi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hạn; thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị phá sản, giải thể,...).

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần phòng, chống gian lận thương mại, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng và chống thất thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương phối hợp nghiên cứu bổ sung quy định việc thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử giữa các cửa hàng xăng dầu, cơ sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu với cơ quan thuế, coi đây là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh xăng dầu.

"Bộ Công thương cũng nên rà soát, đánh giá, giảm bớt số lượng khâu trung gian phân phối xăng dầu; nghiên cứu quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng để bảo đảm hoạt động cho các đơn vị bán lẻ ổn định nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu, tránh tình trạng kho có hàng mà không bán cho người dân do càng bán, càng lỗ. Ðồng thời, nghiên cứu cho phép các đại lý xăng dầu được mua xăng dầu của các công ty phân phối khác về xăng dầu ngoài nhà cung cấp đại lý và quy định chất lượng giữa xăng dầu sản xuất trong nước phù hợp xăng dầu nhập khẩu, giúp xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu trong nước cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, doanh nghiệp nhập khẩu không bị thiệt hại", Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Ðức Chi nêu quan điểm.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.