HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh: Đẩy mạnh sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Thành lập năm 2017, HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đã và đang thực hiện tốt hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các thành viên HTX, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh thu hoạch nhãn.

Trao đổi về các khâu trong quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhãn, ông Lê Danh Phúc, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh cho chúng tôi biết: Những loại quả to, mẫu mã đẹp thì HTX sẽ chọn bán cho tiểu thương, còn những chùm quả bé, đợi đến khi chín hẳn sẽ thuê người hái bóc làm long nhãn. Vào mùa nhãn, HTX thuê từ 40 - 50 người vừa thu hoạch nhãn vừa làm long, sấy nhãn. Đầu vụ, giá nhãn quả ở mức 50 nghìn đến 70 nghìn đồng/kg, còn giữa vụ giảm chỉ còn 25 nghìn đồng/kg. Dự tính, 37 ha nhãn của HTX sẽ cho thu hoạch khoảng 300 tấn. HTX chúng tôi còn mua thêm 200 tấn nhãn quả của người dân địa phương về làm long nhãn, vụ năm nay, ước doanh thu chừng 4 tỷ đồng.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thêm, HTX còn trồng thêm nhiều loại cây ăn quả như: Cam Vinh, cam đường canh, bưởi da xanh, bưởi Diễn..., các loại quả cho thu hoạch quanh năm. Thu hoạch nhãn trong khoảng tháng 7 tháng 8; đến tháng 8 tháng 9 thì thu hoạch bưởi da xanh; còn tháng 10 tháng 11 bước vào thu hoạch cam Vinh, cam đường canh; từ tháng 12 kéo sang tháng 2 năm sau thu hoạch bưởi Diễn. Thu nhập từ các lại cây ăn quả cũng được gần 2 tỷ đồng/năm, nâng tổng doanh thu của HTX lên chừng 5 tỷ đồng sau khi trừ mọi chi phí. Không chỉ vậy, hàng năm HTX còn đáp ứng đủ việc làm cho trên 30 thành viên (thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng) và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

Đối với 37 ha nhãn đang cho thu hoạch, HTX tiến hành thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong ghép mắt, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ cách bón phân, sử dụng thuốc BVTV hợp lý để không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, bảo vệ được môi trường, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chất cấm; luôn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng chủng loại, đúng liều lượng và đúng cách); tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng quả nhãn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài chăm sóc theo quy trình VietGAP, ngay dưới các gốc cây ăn quả của HTX đều được bón các loại thức ăn hữu cơ như: cám ngô, bột đỗ tương, trên cây treo các loại chai nhựa nhỏ, bên trong có chứa chất tạo mùi để thu hút các loại côn trùng gây hại, nên vườn cây ăn quả của HTX luôn đảm bảo mẫu mã đẹp, chất lượng quả thơm ngon và cho năng suất cao. 

Trong hoạt động chế biến long nhãn, phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, HTX thay đổi quy trình sản xuất thủ công, xây lò và đốt bằng than đá, bằng việc đầu tư thiết bị lò sấy hơi, bảo đảm sản phẩm nhãn quả mẫu mã đẹp, vệ sinh an toàn thực phẩm, không bị nhiễm khí C02, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại cho hiệu quả cao. Sản phẩm đang được các siêu thị BigC Thăng Long, VinMart Hà Nội nhập hàng, tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc. Đối với việc liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, HTX đã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm tại thị trường trong nước và nước ngoài, như kết nối với các tiểu thương chợ đầu mối nông sản tại các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thành phố Hà Nội, hệ thống siêu thị BigC Thăng Long, VinMAX... các cửa hàng bán hoa quả lớn tại thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai. Tham gia tại các hội chợ nông sản tại Hà Nội, Bằng Tường (Trung Quốc), để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Có thể nói, HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh đang là một trong những địa chỉ thực hiện tốt việc ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới, làm thay đổi tập quán trồng trọt từ hộ quảng canh, phân tán, sang trồng trọt có đầu tư, thâm canh và liên kết chuỗi sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững; đưa sản phẩm cây ăn quả trở thành hàng hóa không chỉ làm giàu cho các thành viên trong HTX, mà còn nhiều hộ dân trên địa bàn đến học tập và làm theo, góp phần khẳng định thương hiệu “nhãn Sông Mã” trên thị trường trong nước và quốc tế.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Du lịch -
    Thời điểm này, không gian vùng cao xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, đã được tô điểm sắc hồng của hoa đào nở sớm, khiến nhiều du khách ngỡ ngàng, thích thú ghi lại những bức hình kỷ niệm đẹp.
  • 'Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.