Công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR ở Sông Mã

Những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Sông Mã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ năm 2018, sau khi có quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030. Công tác chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng và các xã được tăng cường; những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Lực lượng Kiểm lâm và cán bộ xã Nặm Mằn (Sông Mã) kiểm tra rừng trồng tại xã Nặm Mằn.

Sông Mã có tổng diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp 74.066 ha, chiếm trên 45% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, có 58.264 ha rừng tự nhiên, gồm 8.661 ha rừng đặc dụng, 26.943 ha rừng phòng hộ và 25.716 ha rừng trồng, rừng sản xuất. Các chương trình dự án đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đã từng bước góp phần nâng cao độ che phủ; nhận thức của các chủ rừng và người dân được nâng lên, nguy cơ cháy rừng được kiểm soát; công tác phối hợp với các huyện giáp ranh của nước CHDCND Lào trong việc xây dựng quy chế thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR được triển khai thực hiện hiệu quả.

Ông Sòi Văn Kiên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sông Mã cho biết: Với những giải pháp cụ thể, công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư và hướng dẫn triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện được chỉ đạo và thực hiện theo hướng bền vững. Cùng với đó là việc các xã đã thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc và thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã góp phần tạo sinh kế, nhân dân bước đầu đã có thu nhập ổn định từ nghề rừng.

Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế; người dân sống ở ven rừng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ canh tác nương rẫy, nên tình trạng lấn chiếm đất rừng để lấy đất sản xuất, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vẫn còn xảy ra. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, chính quyền các xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân và các chủ rừng. Tính riêng từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp tổ chức 103 hội nghị cấp bản tuyên truyền chỉ mốc ranh giới quy hoạch 3 loại rừng cho 4.732 người tham gia; phối hợp với Chi nhánh Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng Sông Mã - Sốp Cộp giải ngân 2 tỷ 158 triệu đồng năm 2018 đối với 48.441 ha, của 4.602 chủ rừng trên địa bàn huyện Sông Mã.#Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tổ chức thực hiện bảo vệ rừng tận gốc, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã và chế biến lâm sản. Phối hợp với các xã khảo sát, cập nhật các điểm có khả năng biến động về rừng và đất lâm nghiệp, giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sông Mã cùng người dân bản Chả, xã Nậm Mằn tuần tra bảo vệ rừng.

Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền các xã xây dựng phương án triển khai kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR, bảo đảm sát với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở. Trong những tháng cao điểm của mùa khô hanh, đơn vị tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra theo dõi phát hiện sớm các điểm cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức trực 24/24 giờ, nắm tình hình về PCCCR; tham mưu cho chính quyền thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, tổ chức trực bảo vệ rừng và PCCCR từ huyện đến các cơ sở xã, bản. Tổ chức ký cam kết với chủ rừng, hộ gia đình thực hiện bảo vệ rừng ở các địa bàn trọng điểm. Phối hợp với các địa bàn giáp ranh tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, bảo đảm không để phát sinh các điểm nóng về khai thác buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Từ đầu năm đến nay, đã phát hiện 24 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản, khai thác, phá rừng trái phép, tang vật thu giữ 33,5 m3 gỗ các loại, 40 cá thể động vật hoang dã, phạt hành chính, thu nộp ngân sách 134 triệu đồng.

Hiện đã bước vào mùa khô hanh, cùng với tăng cường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ, giám sát khai thác tận dụng, tận thu lâm sản, giám sát việc trồng lại rừng sau khai thác, Hạt Kiểm lâm huyện Sông Mã đã phối hợp với các xã xây dựng phương án PCCCR, chuẩn bị tốt phương châm “4 tại chỗ”, tăng cường tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại cơ sở, cập nhật thông tin cảnh báo cháy rừng và dự báo cháy rừng, sẵn sàng chủ động trước tình huống cháy rừng có thể xảy ra.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.