Xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững

Từ nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã Mường Và, huyện Sốp Cộp tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Giọng nữ
Nông dân bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp thu hoạch cam.

Là xã vùng III của huyện Sốp Cộp, Mường Và có 4 dân tộc, hơn 1.200 hộ sinh sống ở 21 bản. Trong câu chuyện với bà Lò Thị Hà, Chủ tịch UBND xã, chúng tôi được biết. Mường Và là địa phương có thổ nhưỡng phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây ăn quả và các loại giống lúa nếp tan. Tận dụng lợi thế này, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa những cây, con giống mới, năng suất cao vào sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững.

Các đoàn thể phối hợp với các ngân hàng, tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên được tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, phát triển sản xuất. Năm 2024, toàn xã có hơn 2.600 lượt người được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tổng dư nợ hơn 111 tỷ đồng. Có vốn, kỹ thuật, các hộ dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Chúng tôi về bản Nà Mòn, tìm hiểu cách làm kinh tế của người dân nơi đây. Ông Lường Văn Dượng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản thông tin: Cách đây 10 năm, cây cam được nông dân đưa về trồng ở bản. Đến nay, 90 hộ trong bản đã trồng cam với diện tích 40 ha; năng suất trên 10 tấn/ha. Liên kết trong sản xuất, bản thành lập 2 HTX chuyên về sản xuất, tiêu thụ cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2024, cam Nà Mòn được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là động lực để nhân dân mở rộng diện tích; áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hái, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.     

Tại bản Mường Và, nhân dân trong bản chuyển đổi 70 ha đất trồng sắn sang trồng cây cà phê; 3 ha cây có múi; thâm canh 82 ha lúa, chủ yếu là giống lúa nếp tan địa phương; duy trì gần 1.000 con gia súc. Ngoài ra, bản có 30 hộ kinh doanh dịch vụ với nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong xã và các xã lân cận. Chị Lò Thị Hóa, bản Mường Và, cho biết: Gia đình kinh doanh nhiều mặt hàng như: Điện lạnh, điện tử; vật tư nông nghiệp. Từ mô hình kinh doanh tổng hợp, mỗi năm thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Nhân dân xã Mường Và còn thâm canh 273 ha lúa; 270 ha ngô, 600 ha sắn; duy trì 125 ha cây cà phê, 71 ha cây mắc ca, 590 ha cây ăn quả. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng nuôi nhốt. Toàn xã, có 2.117 con trâu, 2.278 con bò; gần 3.000 con lợn; trên 48.800 con gia cầm. Đến nay, Mường Và có 2 sản phẩm là gạo nếp tan và cam Nà Mòn đạt sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.

Năm 2025, xã Mường Và tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ sinh kế và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhân dân. Phấn đấu duy trì 590 ha cây ăn quả; 57.467 con gia súc, gia cầm; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất đạt 37 triệu đồng/ha; giá trị hàng hóa nông sản đạt 1.080 tỷ đồng... góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hướng đến xây dựng “Bệnh viện thông minh”

    Hướng đến xây dựng “Bệnh viện thông minh”

    Sức khỏe -
    Là đơn vị được tỉnh chọn để xây dựng thí điểm “Bệnh viện thông minh”, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, khám và điều trị cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả chuyên môn, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
  • 'Nghị quyết số 447/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 447/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 21/1/2025, tại kỳ họp chuyên đề thứ 27, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 448/NQ-HĐND về việc thông qua danh mục bổ sung các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025 (đợt 3).
  • 'Phát triển vùng xoài ứng dụng công nghệ cao

    Phát triển vùng xoài ứng dụng công nghệ cao

    Kinh tế -
    Đến thăm vùng trồng xoài của các xã Hát Lót, Chiềng Mung và thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của người nông dân khi vùng xoài được công nhận ứng dụng công nghệ cao. Đây là niềm tự hào của người dân trong huyện sau bao năm nỗ lực chăm sóc, nâng cao chất lượng quả xoài.
  • 'Đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ xuân

    Đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ xuân

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, huyện Thuận Châu dự kiến gieo cấy hơn 1.600 ha lúa ruộng. Chủ động nguồn nước tưới tiêu, huyện vận động nhân dân ra quân làm thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp các xã duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn.
  • 'Tuổi trẻ Sơn La tham gia xây dựng nông thôn mới

    Tuổi trẻ Sơn La tham gia xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Với phương châm “Mỗi cơ sở đoàn một công trình, phần việc, mỗi đoàn viên, thanh niên một hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, các cấp bộ đoàn trong tỉnh thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Đa dạng các mô hình khuyến nông

    Đa dạng các mô hình khuyến nông

    Kinh tế -
    Đồng hành cùng nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, triển khai nhiều mô hình khuyến nông, góp phần thay đổi tư duy của nhà nông, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao giá trị.