Tông Lạnh nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả

Đến xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, được chứng kiến nhiều hộ nông dân trong xã nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung. Đây là kết quả của sự cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới.

Mô hình nuôi dê lai của bà con bản Công Mường, xã Tông Lạnh cho thu nhập cao

Gia đình ông Lường Văn Bính, bản Công Mường, có tiếng “mát tay” trong phát triển chăn nuôi tổng hợp từ hơn 20 năm nay. Hiện nay, gia đình ông duy trì nuôi dê lai, dê địa phương, bò giống; bình quân mỗi năm thu nhập hơn 600 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi thăm khu vực chăn nuôi được xây dựng quy mô, ông Bính cho biết: Năm 2018, tôi về tỉnh Ninh Bình học mô hình nuôi dê lai và đầu tư hơn 200 triệu đồng làm chuồng trại và mua 20 con dê lai về nuôi. Phần lớn số tiền thu được từ chăn nuôi hàng năm, chúng tôi đều sử dụng tái đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện nay, gia đình tôi có 120 con dê lai, 40 con dê địa phương, 16 con bò giống. Mỗi năm, xuất bán từ 200-230 con dê.

Nhân dân xã Tông Lạnh phát triển mô hình nuôi bò nhốt chuồng

Chúng tôi tiếp tục đến thăm mô hình nuôi nhím của bà con bản Nà Lạn. Gia đình ông Lường Văn Chương đang nuôi 60 con nhím, mỗi năm trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Ông Chương chia sẻ: Hơn 10 năm nay, gia đình tôi đầu tư nuôi nhím, có thời điểm nhím xuống giá, nhưng tôi vẫn duy trì nuôi quy mô khoảng 30 đôi. 5 năm gần đây, nhím được giá, thương lái từ Hà Nội lên tận nơi mua với giá từ 200-250 nghìn đồng/kg nhím thịt.

Theo ông Chương, nuôi nhím dễ và nhàn, bởi thức ăn là rau, củ, quả có sẵn trong vườn nhà, việc chăm sóc và theo dõi cũng không khó, nhím ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, nền xi măng, cố định lồng nuôi bằng khung sắt. Nếu chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ, nhím lớn nhanh và sinh sản nhiều. Nhím con từ khi sinh đến 8 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân từ 9-10 kg là có thể xuất bán, bán giá 2-2,5 triệu đồng/con. Mỗi năm, trừ chi phí thu hơn 100 triệu đồng.

Bà con bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, nhân rộng mô hình nuôi nhím 

Bản Nà Lạn có 55 hộ, với 375 nhân khẩu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, do đó, bà con trong bản chủ yếu tập trung chăn nuôi. Nông dân trong bản đã tận dụng đất để trồng các cây ngắn ngày làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và nuôi nhím. Hiện nay, cả bản có 32 hộ nuôi nhím, hộ nhiều nhất nuôi 60 con, hộ ít cũng có 20 con. Mô hình nuôi nhím đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân, với thu nhập trung bình từ 50 triệu đồng đến gần 100 triệu đồng/hộ/năm. Thời gian tới, các hộ nuôi nhím sẽ kiến nghị với xã thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi nhím để giúp đỡ nhau cùng phát triển, nâng cao thu nhập.

Đây chỉ là 2 trong nhiều mô hình chăn nuôi của xã Tông Lạnh. Năm 2022, toàn xã có 365 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 172 hộ chăn nuôi sản xuất, kinh doanh giỏi. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, xã vận động nhân dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa có đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế. Khuyến khích, vận động nhân dân tăng cường trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Chủ động phối hợp với các phòng, ban của huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nhân dân. Khuyến cáo bà con nên lựa chọn con giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để phát triển chăn nuôi. Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đến với bà con. Vận động các hộ chăn nuôi quy mô lớn làm tốt công tác vệ sinh môi trường.

Hội Nông dân xã Tông Lạnh đã phối hợp tổ chức 13 lớp tập huấn hình thành và nhân rộng các mô hình kinh tế; chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi mới cho hàng nghìn lượt hội viên. Đồng thời, nhận ủy thác trên 7 tỷ đồng với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, giúp các hội viên có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nhiều hội viên nông dân có điều kiện vươn lên trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần vào việc giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

Ông Lò Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, chia sẻ: Nông dân trong xã đã trồng trên 300 ha cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi tập trung. Hình thành và nhân rộng 37 mô hình trang trại, gia trại với các loại con nuôi chủ yếu, như: Nhím, dê, bò, lợn… Thu nhập của các trang trại, gia trại đạt từ 100 triệu đồng đến 700 triệu đồng/mô hình/năm. 

Với việc đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi gia trại, trạng trại, nông dân xã Tông Lạnh đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đưa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện càng phát triển.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.