Thu hút đầu tư dự án quy mô lớn chiếm ưu thế

Thu hút đầu tư là một trong ba khâu đột phá của Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực rà soát, lập quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút nhà đầu tư lớn khảo sát, đầu tư vào tỉnh; hoàn thành, đưa vào hoạt động một số dự án, công trình, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giọng nữ
Nhà máy chế biến nông sản Doveco Sơn La.

Khởi sắc thu hút đầu tư

Trước thềm xuân mới, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thông tin: Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Sơn La chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 81 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 30 nghìn tỷ đồng; có 52 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất, tổng vốn thực hiện khoảng 14.872 tỷ đồng, đóng góp tương ứng khoảng 22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Hoạt động thu hút đầu tư, còn mở rộng phạm vi đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh, có 7 dự án FDI đang hoạt động, số vốn đăng ký 153,6 triệu USD của các nhà đầu tư Đài Loan, Nhật Bản, New Zealand với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản… Các dự án FDI triển khai hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Một góc Khu công nghiệp Mai Sơn.

Đóng góp vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn phản ánh qua các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của hoạt động du lịch, dịch vụ thương mại; các dự án du lịch nghỉ dưỡng, homestay... Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp, hợp tác xã; hoạt động đầu tư các khu đất được tổ chức đấu giá thành công...

Hiện thực hóa mục tiêu nghị quyết, tỉnh tập trung xây dựng, thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ theo hướng thu hút đầu tư có trọng tâm, xác định rõ địa bàn, lĩnh vực sản phẩm ưu tiên của tỉnh. Tiêu biểu, là Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được công nhận và trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đến ngày 22/4/2024, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tại Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL, hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, cho biết: Là một trong 8 cụm công nghiệp của tỉnh, đến nay, Khu công nghiệp Mai Sơn, cấp chủ trương đầu tư 8 dự án, tổng mức đầu tư đạt 1.272 tỷ đồng trên diện tích 29,27 ha. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 58,6 triệu USD, nộp ngân sách gần 22 tỷ đồng. Tỉnh đang ưu tiên thu hút các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, như: Dự án Kho, khu chế biến nông sản - Công ty cổ phần tập đoàn SM; Nhà máy chế biến hoa quả sấy Minh Tiến; Nhà máy đóng gói và chế biến hoa quả Solas - Công ty cổ phần Bảo Lâm Sơn La…

Điểm du lịch Mộc Châu Island, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu của Công ty cổ phần Du lịch 26 Mộc Châu là một trong những dự án lớn đầu tư vào Sơn La với số vốn 1.200 tỷ đồng và đang hoạt động hiệu quả. Khu du lịch là điểm đến hấp dẫn có cầu kính Bạch Long nắm giữ 3 kỷ lục thế giới, được 3 tổ chức uy tín thế giới công nhận, gồm: Đường đi vách núi dài nhất thế giới; cầu đáy kính dài nhất thế giới; cây cầu kính dài nhất thế giới với độ dài 632m.

Ca sản xuất tại Nhà máy chế biến cà phê Sơn La.

Ông Hoàng Mạnh Duy, Phó Giám đốc Khu du lịch Mộc Châu Island, thông tin: Năm 2024, chúng tôi đón hơn 320.000 lượt khách, doanh thu hơn 75 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đón xuân mới Ất Tỵ 2025, phục vụ du khách tốt hơn, công ty hoàn thiện những hạng mục mới, như: Vườn thú Zootopia, chợ Tây Bắc với các sản vật đặc trưng của Tây Bắc... hướng đến trở thành khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, điểm đến lý tưởng hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy chế biến cà phê Sơn La.

Trong 3 năm qua, số lượng các dự án quy mô lớn đầu tư vào Sơn La đang dần chiếm ưu thế. Nhiều dự án, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như: Tổ hợp Trang trại sinh thái bò sữa công nghệ cao Mộc Châu, 1.000 tỷ đồng; Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao, 2.000 tỷ; Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La, 400 tỷ đồng; Tổ hợp khách sạn, nhà ở và chợ du lịch Mộc Châu, 371 tỷ đồng...

Tạo môi trường thuận lợi, minh bạch

Với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ hoạt động hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Sơn La tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU và Kết luận số 435-KL/TU ngày 28/1/2022 phù hợp với thực tiễn. Tập trung hoàn thành quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; lập quy hoạch các khu du lịch cấp tỉnh xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La và Đèo Phạ Đin, huyện Thuận Châu... các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đảm bảo thống nhất, đồng bộ, làm cơ sở thực hiện thu hút đầu tư.

Nhà máy may Phù Yên tạo việc làm cho lao động địa phương.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics phát triển các trung tâm thương mại tại các đô thị lớn của tỉnh, như: Khu vực Chiềng Sinh - Thành phố, các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên và các dự án siêu thị tổng hợp từ hạng III trở lên tại mỗi trung tâm huyện.

Trong triển khai các dự án trọng điểm, UBND tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động, điều hành các tổ công tác, tăng cường, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện thủ tục hồ sơ đầu tư. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm ít nhất 25% thời gian giải quyết; trong đó, giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống còn 2 ngày; cấp giấy phép xây dựng giảm từ 30 ngày xuống còn 10 ngày; thời gian đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản xuống còn 18 ngày; lĩnh vực môi trường rút ngắn thời gian thực hiện từ 10-30%...

Cầu kính Bạch Long.

UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành, các huyện, thành phố triển khai các bước xây dựng, hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; nghiên cứu xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại huyện Mộc Châu... Trên căn cứ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lựa chọn tỉnh Sơn La là địa phương thí điểm đầu tư phát triển mô hình Trung tâm logistics nông nghiệp thuộc Đề án phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

Bám sát quan điểm, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Sơn La trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, cùng với giải pháp cụ thể, rõ đầu việc, gắn với trách nhiệm của từng sở, ban ngành, các huyện, thành phố, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời khắc trước thềm năm mới, nhìn lại năm 2024, Sơn La cùng cả nước đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ sức mạnh khối đại đoàn kết, đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, vượt qua mọi thách thức, khó khăn.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau ổn định dần. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao thuộc các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Mai Sơn và thành phố Sơn La có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Trưa chiều có lúc giảm mây hửng nắng.
  • 'Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Bạn cần biết -
    Ngày 27/1 (28 Tết Nguyên đán), do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, kèm mưa rét, tại đỉnh núi bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La, với độ cao khoảng 2.700 m so với mực nước biển, khu vực giáp ranh huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra băng giá.
  • 'Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh doanh, phục vụ tốt tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, Agribank Chi nhánh huyện Mai Sơn còn luôn đồng hành với chính quyền địa phương, chung tay với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.