Quy định rõ tỷ lệ điều tiết thu nhập từ khai thác khoáng sản cho địa phương

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ hơn tỷ lệ điều tiết thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản để lại cho địa phương nhằm phục vụ công tác đầu tư hạ tầng, khôi phục môi trường và bảo đảm sinh kế cho người dân địa phương.

Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. 

Các đại biểu Quốc hội tán thành cao với báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhận thấy, dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; các điểm mới trong dự thảo Luật đã góp phần giải quyết nhiều vướng mắc của các địa phương.

Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Phát biểu ý kiến, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) bày tỏ quan tâm tới quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác. 

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) 

Đại biểu nêu rõ, thực tế thời gian qua cho thấy, việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát đã mang đến nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội. Theo nhận định của các chuyên gia tại Đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ sạt lở, sụt lún đang diễn ra với mức đáng báo động và ngày càng nghiêm trọng hơn với nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do khai thác cát.

"Khoảng 15 năm trở lại đây, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long bị mất hơn 350 hecta đất và hiện toàn vùng đang có lên đến 743 điểm sạt lở và rất cần tăng cường huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân cũng như các địa phương bị ảnh hưởng, đặc biệt là do sạt lở từ hậu quả của việc khai thác khoáng sản" - đại biểu cho biết.

Đại biểu đồng tình với việc dự thảo luật đã quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện như là ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân bị ảnh hưởng bởi hậu quả của hoạt động khai thác khoáng sản chưa được quy định rõ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về quyền lợi của người dân trong việc được các tổ chức, doanh nghiệp đền bù thiệt hại như về đất đai, hoa màu, nhà cửa… do hậu quả từ hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, nhất là trước tình huống bị sạt lở.

Đồng thời bổ sung quy định mức hỗ trợ kinh phí tối thiểu do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhằm tạo căn cứ pháp lý và buộc các tổ cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện trách nhiệm hỗ trợ cho địa phương trong đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường, nơi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh giá, dự thảo luật quy định các tổ chức, cá nhân khai thác phải có trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng dân cư nhưng chưa nêu rõ mức hỗ trợ cụ thể và cơ chế điều tiết tại các địa phương có khai thác khoáng sản, nhu cầu về phát triển hạ tầng và cải thiện môi trường sống là rất lớn, trong khi ngân sách địa phương còn hạn hẹp. Vì vậy, đề nghị cần quy định rõ hơn tỷ lệ điều tiết thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản để lại cho địa phương nhằm phục vụ công tác đầu tư hạ tầng, khôi phục môi trường và bảo đảm sinh kế cho người dân địa phương. 

“Đây là yếu tố quan trọng để duy trì sự đồng thuận của cộng đồng nơi có hoạt động khai thác, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản” đại biểu nhấn mạnh.

Thực hiện quy hoạch bài bản đối với từng loại khoáng sản

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) 

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, việc quy hoạch khoáng sản hiện nay còn manh mún, rời rạc và mang tính cục bộ, chưa đáp ứng cho sự phát triển kinh tế vùng nói riêng và phạm vi cả nước nói chung. Nhiều công trình xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm trên cả nước chậm tiến độ vì thiếu vật liệu xây dựng, nhất là đối với cát san lấp, đất san lấp đã xây dựng, đặc biệt ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ. 

Do đó, đại biểu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương thực hiện công tác quy hoạch bài bản, căn cơ đối với từng loại khoáng sản. Theo đó, cần nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng nhu cầu, trữ lượng và đánh giá tác động môi trường để thực hiện quy hoạch ngành dài hạn, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương, không xung đột, mâu thuẫn với các quy hoạch khác, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về phát triển hạ tầng đô thị, giao thông công nghiệp trên cả nước trong thời gian tới. 

Đại biểu cũng chỉ rõ, việc đấu giá, đấu thầu khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản còn phát sinh khó khăn, vướng mắc, bất cập. Phần lớn khu vực đấu giá, đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản ở những nơi chưa được giải phóng mặt bằng. Như vậy, khoáng sản nằm dưới lòng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng đất trên bề mặt được cấp quyền sử dụng lại cho các hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng. Do đó, đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát và quy định đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Đất đai và các luật khác có liên quan./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.