Lá phiếu và trách nhiệm giám sát

Hôm nay, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về các vấn đề liên quan việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín và kết quả kiểm phiếu sẽ chính thức được công bố.

Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, chiều 24/10. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, chiều 24/10. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Là một trong những điểm nhấn nằm trong chương trình kỳ họp, nội dung này đã và đang được đông đảo cử tri và nhân dân rất quan tâm. Qua việc lấy phiếu tín nhiệm thể hiện sự ghi nhận, đánh giá công bằng của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm trước kỳ họp gửi đến từng đại biểu Quốc hội, qua lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình.

Việc lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ được tiến hành, thực hiện với quy trình, quy định chặt chẽ và thực hiện một cách khoa học, bảo đảm khách quan, thận trọng, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống chính trị.

Trong phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ đã nhấn mạnh: Mỗi đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Với tinh thần chuẩn bị nghiêm túc, "từ sớm, từ xa", ngày 18/8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 597/KH-UBTVQH15 để triển khai công tác tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6; đồng thời, gửi Công văn số 599 đến Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội trong công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Sau khi Ðảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi công văn đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội để chuẩn bị báo cáo kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ tới nay và Bản kê khai tài sản thu nhập, bảo đảm đúng yêu cầu và thời hạn theo quy định tại Nghị quyết số 96 nói trên.

Việc lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ được tiến hành, thực hiện với quy trình, quy định chặt chẽ và thực hiện một cách khoa học, bảo đảm khách quan, thận trọng, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống chính trị.

Quy định số 96-QÐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị quy định ba mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được quy định rất cụ thể khi người được lấy phiếu tín nhiệm có tỷ lệ phiếu "đánh giá tín nhiệm thấp" cao thì sẽ có các hệ quả khác nhau.

Cá nhân bị xem xét miễn nhiệm khi tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp từ hai phần ba tổng số phiếu trở lên hoặc đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm khi tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp từ quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu. Và khi bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ có hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Cá nhân bị xem xét miễn nhiệm khi tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp từ hai phần ba tổng số phiếu trở lên hoặc đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm khi tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp từ quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu. Và khi bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ có hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Ðiểm đặc biệt quan trọng tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn lần này quy định cụ thể, rõ ràng về hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Tại lần lấy phiếu này, theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Ðiều 12 Nghị quyết số 96/2023/QH15 đã có sự thay đổi về hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm. Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với các chức vụ đó.

Ðối với người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, quy định này góp phần bảo đảm tính hiệu quả và nâng cao vai trò của công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Tiếp nối những kết quả quan trọng về tổ chức và hoạt động các nhiệm kỳ trước đây, Quốc hội khóa XV không chỉ thực hiện quyền lập pháp mà còn thực hiện quyền giám sát tối cao của mình, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân để giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, từ đó, có các chính sách hợp lý trong công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch và đào tạo cán bộ.

Gần 500 đại biểu Quốc hội với trách nhiệm của mình, sẽ thẳng thắn bày tỏ chính kiến, đánh giá của mình trong lá phiếu tín nhiệm. Kết quả mang lại sẽ giúp tăng cường trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).