Nghề đóng thuyền ở Chiềng Sại

Thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu của người dân sinh sống ở các xã ven sông của huyện Bắc Yên phục vụ đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nắm bắt nhu cầu đó, một số hộ dân xã Chiềng Sại (Bắc Yên) đã đầu tư mở xưởng đóng thuyền, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Xưởng đóng thuyền ở bản Nà Dòn, xã Chiềng Sại (Bắc Yên).

Xuôi dòng sông Đà về xã Chiềng Sại, không chỉ bắt gặp nhiều thuyền chở hàng hóa, chở khách qua lại, mà còn có cả những chiếc thuyền nhỏ của người dân đi làm nương hoặc giăng lưới đánh bắt cá. Những chiếc thuyền này, cơ bản giống nhau về thiết kế, chỉ khác về chiều rộng của mạn thuyền, hoặc chiều cao, chiều dài của thuyền, tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ thuyền.

Đến trụ sở xã Chiềng Sại, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo xã được biết, nghề đóng thuyền ở xã có cách đây gần chục năm nay. Hiện, trên địa bàn xã có 2 gia đình mở xưởng đóng thuyền,  thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Hai xưởng này đều đứng chân ở bản Nà Dòn, gần trụ sở xã, mỗi năm đóng hàng chục chiếc thuyền mới với các kích cỡ khác nhau.

Đến thăm xưởng đóng thuyền của anh Đinh Văn Huấn, năm nay anh mới 27 tuổi, nhưng đã có 8 năm tuổi nghề đóng thuyền. Trong xưởng, anh Huấn cùng 3 người thợ đang khẩn trương đóng chiếc thuyền lớn của khách đặt hàng để phục vụ cho việc chở khách. Ngoài ra, còn có 3 chiếc thuyền nhỏ khác đang được đóng mới phục vụ cho việc đi lại, thu hoạch nông sản của người dân. Nghỉ tay đón khách, anh Huấn chia sẻ: Hết lớp 12, tôi xin đi học nghề cơ khí tại tỉnh Hòa Bình, rồi chuyển sang học cách đóng thuyền khoảng 8 tháng. Học xong, trở về quê mở xưởng đóng thuyền. Trước nhu cầu của khách đặt đóng thuyền ngày càng cao, tôi đã vay tiền của người thân trong gia đình để mở rộng sản xuất và thuê thêm thợ. 5 lao động địa phương đã được tôi đào tạo nghề và tham gia sản xuất tại xưởng, với mức tiền công từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ thêm với chúng tôi về nghề đóng thuyền, anh Huấn cho biết: Để đóng được một con thuyền đảm bảo an toàn, bền đẹp, đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và từng mối hàn trong quá trình làm khung. Với chiếc thuyền lớn có chiều dài từ 25 - 30 m, rộng từ 1,5 - 1,7 mét, thường mỗi thanh thép làm khung thuyền có độ dày từ 5-7 cm, tùy theo yêu cầu của khách đặt, kích thước của thép làm khung có thể cao hơn. Sau khi hoàn thành việc đóng khung, việc làm phao và đặt máy có công suất bao nhiêu là do yêu cầu của khách đặt hàng. Công đoạn cuối cùng đó là việc hàn gắn các tấm tôn vào mạn thuyền, mui thuyền cùng hệ thống đánh lái cho thuyền. Chúng tôi sẽ chạy thử trước để kiểm tra lần cuối bảo đảm an toàn trước khi xuất xưởng bàn giao cho khách.

Từ sự kỹ càng, tỉ mỉ trong từng chi tiết cho mỗi sản phẩm, xưởng đóng thuyền của anh Huấn đã nhận được nhiều đơn đặt hàng; khách hàng là người trong huyện và nhiều người ở các huyện: Phù Yên, Mường La và Quỳnh Nhai cũng tìm về xưởng để đặt hàng. Trừ chi phí sản xuất, mỗi năm gia đình anh Huấn thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Ngoãn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sại cho biết: Phần nhiều những chiếc thuyền chở khách ở huyện Bắc Yên dọc theo khúc sông từ xã Chiềng Sại đến Pắc Ngà đều được đóng tại xưởng này. Do tích lũy kinh nghiệm và khả năng chế tạo, cũng như trình độ cơ khí, chủ xưởng và những người thợ đã tự thiết kế, dựng khung thuyền và lắp đặt động cơ. Thời gian hoàn thành một chiếc thuyền chở khách khoảng từ 30-40 ngày, còn đối với thuyền nhỏ thì khoảng 14 ngày. Ngoài đóng thuyền mới, xưởng còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa thuyền cho khách có nhu cầu.

Thực tế hiện nay, nhu cầu về phương tiện phục vụ việc đi lại và đánh bắt thủy sản trên sông Đà của người dân tăng cao, đồng nghĩa với việc nghề đóng thuyền có xu thế phát triển, mang lại thu nhập khá cho những người thợ đóng thuyền ở Chiềng Sại nói riêng và các vùng ven sông Đà nói chung, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.