Vụ lúa xuân năm nay, huyện Thuận Châu phấn đấu cấy 1.850 ha, cơ cấu giống lúa chủ yếu là nếp 87, nếp 89 và nếp địa phương. Đảm bảo khung thời vụ, ngay sau Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân toàn huyện đã khẩn trương xuống đồng làm đất, cấy lúa.
Những năm qua, huyện Mường La đã tập trung triển khai tốt chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX mở rộng sản xuất, kinh doanh, gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho các thành viên, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Nhìn lại bức tranh tổng thể ngành nông nghiệp của tỉnh ta những năm gần đây có nhiều sự bứt phá nổi bật; khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế hàng hóa cao nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Do vậy, phát triển nông nghiệp xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn là hướng mở đưa ngành nông nghiệp Sơn La phát triển bền vững.
Năm 2023 khép lại, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản bấp bênh, tuy nhiên, nhờ chủ động triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiếp tục khẳng định là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Bắc Yên có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, điều kiện về đất đai, khí hậu khắc nghiệt. Khắc phục những khó khăn, huyện Bắc Yên đã tập trung nhiều giải pháp để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng; chú trọng triển khai hiệu quả các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, tăng cường hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Với mục tiêu từng bước xây dựng những mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của từng vùng, tỉnh ta đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Đánh giá kết quả một năm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Sốp Cộp cho thấy, các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản, thủy sản đều đạt và vượt kế hoạch. Duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện.
Khai thác những lợi thế, linh hoạt thực hiện tiêu chí giảm nghèo, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, đã chỉ đạo các bản thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, triển khai các chương trình, dự án, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước nâng cao đời sống.
Mộc Châu là vùng trồng rau lớn nhất tỉnh với hơn 3.000 ha rau, củ, quả các loại. Phòng tránh những đợt giá rét đậm, sương muối ảnh hưởng đến cây trồng, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và các địa phương tập trung hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của rét hại đến sản xuất nông nghiệp.
Chúng tôi đến xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, dịp này, được chứng kiến niềm vui của người trồng mía. Những đồi mía bạt ngàn đang được bà con nông dân hối hả thu hoạch, từng đoàn xe nối nhau vận chuyển về Nhà máy Mía đường Mai Sơn.
Ngày 26/1, UBND huyện Mai Sơn đã tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dâu tây Mai Sơn năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh.
Nhìn lại bức tranh tổng thể ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn năm 2023 có nhiều sự bứt phá nổi bật; các chỉ tiêu chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ngày 24/1, UBND huyện Mộc Châu tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất ngô sinh khối năm 2023; triển khai kế hoạch xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cây ngô sinh khối năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai và nguồn lao động, huyện Thuận Châu đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của phương.
Không đơn thuần là trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, những năm gần đây, nông dân huyện Sông Mã đã nâng cao giá trị thu nhập từ thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình. Hoạt động sản xuất gắn với nhu cầu thị trường đã gia tăng lợi nhuận cho nông dân, góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Trước nhu cầu sử dụng nguồn thịt từ gia súc, gia cầm, thủy sản tăng cao dịp tết, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã và đang tăng cường các biện pháp chăm sóc, vỗ béo, bảo vệ vật nuôi, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Sơn La đã và đang đồng hành cùng nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình, góp phần bảo vệ môi trường, tăng năng suất, chất lượng các loại sản phẩm.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế được cấp ủy, chính quyền xã Yên Hưng, huyện Sông Mã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Giúp cho nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm đang được các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp huyện Yên Châu tập trung thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Dự án “Giảm nghèo thông qua phát triển sản xuất nông nghiệp và thương mại vùng biên giới Việt Nam - Lào” sử dụng Quỹ đặc biệt hợp tác Mê Công - Lan Thương, phát triển chuỗi sản xuất gai xanh gắn với tiêu thụ bền vững, được triển khai từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2024 tại 4 xã biên giới của huyện Yên Châu, là Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng và Chiềng Tương, với mục tiêu phát triển 230 ha cây gai xanh, tổng mức đầu tư trên 16 tỷ đồng, nâng cao thu nhập, năng lực quản lý, làm chủ kinh tế cho nhân dân vùng biên giới. Sau hơn một năm triển khai, bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thu nhập ổn định cho nông dân.