Ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá và ứng dụng công nghệ cao. Tập trung xây dựng tỉnh Sơn La trở thành Trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm sữa, hoa quả, cây dược liệu của vùng Tây Bắc.
Trong 4 ngày (từ 26 đến 29/6) tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, đã diễn ra Hội chợ Thương mại quốc tế Trung - Việt lần thứ 29. Hội chợ có sự tham gia của nhiều nước, vùng lãnh thổ, trong đó có 142 gian hàng của 4 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất hàng hóa, tạo sản lượng lớn, chất lượng cao, nhiều hộ nông dân, hợp tác xã trong tỉnh đang phát triển nông nghiệp bền vững gắn với chuyển đổi số, thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, cách thức tiêu thụ nông sản, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây dược liệu dưới tán rừng và cây ăn quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai quan tâm chỉ đạo. 3 năm qua, huyện đã tập trung xây dựng và triển khai các đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương, đưa cây ăn quả lên đất dốc, phát triển các loại cây dược liệu có triển vọng về hiệu quả kinh tế.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/2009/QÐ-TTg về quy chế quản lý cụm công nghiệp. Từ đây, khái niệm cũng như các quy định về quản lý cụm công nghiệp được thống nhất trên phạm vi cả nước, tạo ra khung pháp lý cho quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến các địa phương.
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Các quyết định nêu trên phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng.
Ngày 25/6, UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam do ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội làm Trưởng đoàn về tình hình phát triển vùng trồng cà phê trên địa bàn tỉnh và phối hợp tổ chức Lễ hội cà phê tỉnh Sơn La lần thứ I năm 2023.
Thời điểm này, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Yên Châu đang vào chính vụ thu hoạch xoài. Thị trường tiêu thụ đang có nhiều tín hiệu vui, từ tiêu thụ đến các địa phương khác, xuất khẩu sang Trung Quốc, đưa vào hệ thống siêu thị WinMart+, Big C… Mục tiêu của huyện Yên Châu năm nay phấn đấu tiêu thụ và xuất khẩu trên 16.500 tấn xoài các loại.
Trước ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhất là sức mua tại các thị trường chính giảm mạnh khiến ngành dệt may Việt Nam những tháng đầu năm rơi vào cảnh “trầm lắng”, với kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022. Muốn giữ nhịp tăng trưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Những năm qua, nhiều hội viên nông dân xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Làng Chếu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, với 100% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước tăng thu nhập cho nhân dân để giảm nghèo bền vững.
Ngày 22/6, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra việc tổ chức ký cam kết về công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và giao chỉ tiêu, ký cam kết thực hiện các chỉ tiêu bảo hiểm tại huyện Yên Châu.
Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để mở rộng sản xuất. Ngoài các quy định chặt chẽ, dư nợ cho vay thấp, thì năng lực sản xuất, kinh doanh, thiếu chủ động cung cấp thông tin về tình hình tài chính... cũng trở thành lực cản trong tiếp cận nguồn vốn của các HTX. Việc đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn được xem là “chìa khóa” để giúp nhiều HTX phát triển bền vững.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chiềng Ngần nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định một trong 3 khâu đột phá là “Phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình cây ăn quả theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và hình thành vùng sản xuất tập trung; mô hình tập trung theo hướng phát triển du lịch cộng đồng”. Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng, nhân rộng mô hình kinh tế trang trại, thực hiện hiệu quả khâu đột phá.
Từ nguồn vốn do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ thực hiện mô hình tổ liên kết nuôi bò sinh sản, Hội LHPN huyện Yên Châu đã triển khai kịp thời đến cơ sở, giúp các hội viên nghèo phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những năm gần đây, huyện Sông Mã chỉ đạo nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, gia trại, HTX; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ con giống, chuyển giao kỹ thuật, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn hộ nông dân huyện Yên Châu đã đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, cải tạo vườn tạp, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành chăn nuôi nước ta đã bước đầu ghi nhận sự khởi sắc. Từ quý II năm nay, giá heo hơi tăng mạnh đang nhen nhóm niềm vui trở lại cho các hộ nông dân và doanh nghiệp. Liệu đây là dấu hiệu cho chu kỳ mới của ngành hay vẫn chỉ là một đợt hồi phục ngắn?