Ngày 9/1, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thành phố Sơn La có diện tích cà phê 5.135 ha, đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau huyện Mai Sơn. Nhiều diện tích cà phê già cỗi, năng suất, được nhân dân tái canh bằng những loại giống mới, năng suất cao, đảm bảo phát triển cà phê bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
Là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, Mộc Châu nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi... Việc ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đang mang lại sự chuyển mình mạnh mẽ của nông nghiệp ở vùng đất cao nguyên Mộc Châu.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các xu hướng phát triển công nghiệp số, trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động vượt trội, thay thế và dần chiếm lĩnh việc làm của lực lượng lao động chân tay. Do vậy, việc xây dựng văn hóa công nhân trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới ngày càng cần thiết và cấp bách.
Cây chè được trồng trên cao nguyên Mộc Châu của Công ty Chè Mộc Châu (nay là Vinatea Mộc Châu) đến nay đã gần 7 thập kỷ. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Vinatea Mộc Châu đã làm nên thương hiệu chè Mộc Châu, chinh phục thị trường, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Trải qua hơn 6 thập niên hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường Mộc Châu đã đưa thương hiệu sữa Mộc Châu vươn xa.
Năm 2024 khép lại, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, song nông nghiệp Mai Sơn vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật, trở thành điểm sáng của tỉnh về phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề. Thời điểm này, các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp trồng hoa trên địa bàn tỉnh đang tích cực chăm sóc để hoa nở đúng thời gian phục vụ thị trường tết.
Sau 25 năm bén rễ trên mảnh đất Sơn La, cây mắc ca đang trở thành một loại cây trồng bổ sung để khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu của tỉnh, phát triển thành cây lâm nghiệp đa mục tiêu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và nâng độ che phủ rừng.
Ngày 4/1, Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành họp xét, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình khai thác hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà Sơn La” phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Ngày 4/1, Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã tổ chức Hội nghị người lao động, tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Những ngày này, trên khắp các đồi chè tại các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập của huyện Thuận Châu, nông dân đang tất bật đốn tỉa, bón phân cho cây, đón chờ mùa lộc mới. Tiếng máy hòa cùng tiếng cười nói xôn xao cả một vùng.
Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nền nông nghiệp số, thông minh, phù hợp với xu thế hội nhập, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La phối hợp triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân, HTX tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng nông sản, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngày 2/1, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã chủ trì Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Đồng hành cùng nông dân vượt qua những khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, hướng đến những mùa vụ thắng lợi, cán bộ khuyến nông Sơn La luôn tận tâm hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, mang đến mùa xuân ấm no cho nông dân.
Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, khép kín, sản xuất hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy sản xuất từ truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã điểm tô thêm nhiều gam màu tươi sáng, tạo ra giá trị kinh tế cao, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.
Năm 2024, hoạt động xúc tiến, giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh tiếp tục ghi dấu ấn. Sơn La đã ký kết thêm biên bản hợp tác tiêu thụ nông sản với những tập đoàn lớn; nhiều sản phẩm nông sản mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, được bạn hàng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng.