Dám nghĩ, dám làm, anh Lường Văn Phong ở bản Híp, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, đã thành công với mô hình nuôi dê sinh sản theo hướng hàng hóa và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Từ trồng thảo quả, táo sơn tra, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia đình anh Mùa A Tếnh, bản Tảo Ván, xã Chiềng Công, huyện Mường La có thu nhập trên 350 triệu đồng/năm. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi của gia đình anh đã và đang được nhiều hộ dân trong bản, trong xã học tập làm theo.
Với ý chí vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm và làm hiệu quả, ông Hạng A Sở, Chi hội trưởng Hội nông dân tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, đã xây dựng thành công mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập hàng tỷ đồng trên năm. Càng vinh dự hơn khi được biết ông là đại diện duy nhất của tỉnh Sơn La được bình chọn là 1 trong 100 “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”.
Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, đã có nhiều mô hình hay trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, mô hình “Phụ nữ tiết kiệm” của Chi hội Phụ nữ bản Ten Che đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo được vay vốn phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội tại địa phương.
Rời quê hương U Đôm Xay, nước CHDCND Lào đến Sơn La học tập, em Bay Sạ Mỏn, sinh viên K61 Khoa Giáo dục chính trị, Trường đại học Tây Bắc luôn nỗ lực, kiên trì trau dồi vốn tiếng Việt, tự tin, tích cực học tập thật tốt với mong muốn khi trở về sẽ cống hiến xây dựng quê hương, đất nước.
Đó là cách nghĩ, cách làm trong việc học và làm theo Bác của ông Nguyễn Thanh Báu, nông dân bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Bằng sự năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất, ông đã tích cực phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, vươn lên làm giàu, là một trong những điển hình thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên cao nguyên Mộc Châu.
Hơn 44 năm gắn bó với mảnh đất cao nguyên, ông Chu Quang Tạo, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị trấn Nông trường Mộc Châu luôn ghi nhớ và làm theo 4 câu thơ Bác Hồ căn dặn thanh niên: “Không có việc gì khó; chỉ sợ lòng không bền; đào núi và lấp biển; quyết chí ắt làm nên”, để quyết tâm vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, tích cực làm công tác từ thiện, nhân đạo, cùng đồng đội làm giàu trên thảo nguyên xanh.
Thăm trang trại của gia đình anh Sùng A Sếnh, bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, chúng tôi thật sự bị cuốn hút bởi vườn chanh leo trĩu quả, vườn sa nhân xanh tốt, đồi chè mơn mởn, cảm nhận được cách đổi mới tư duy, mạnh dạn làm kinh tế của một gia đình đồng bào dân tộc Mông hàng năm thu lãi ổn định trên 300 triệu đồng.
Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, thương binh hạng 4/4 Hoàng Văn Sáng, tiểu khu Chờ Lồng, thị trấn Nông trường Mộc Châu tiếp tục tiên phong trên mặt trận phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Theo giới thiệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳnh Nhai, chúng tôi đến bản Bỉa Ban, xã Chiềng Bằng gặp Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Là Văn Phương, một điển hình trong học và làm theo Bác. Ấn tượng đầu tiên là sự năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi hoạt động của bản.
Theo giới thiệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳnh Nhai, chúng tôi đến bản Bỉa Ban, xã Chiềng Bằng gặp Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Là Văn Phương, một điển hình trong học và làm theo Bác. Ấn tượng đầu tiên là sự năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi hoạt động của bản.
Dù khiếm thị, nhưng anh Vì Văn Sử, tiểu khu 5, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La đã mở cơ sở tẩm quất, xoa bóp, bấm huyệt, tạo thu nhập cho bản thân và một số người khiếm thị khác trên địa bàn.
Rời quân ngũ trở về cuộc sống đời thường, mang trên mình vết thương hạng 4/4, nhưng với truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, ông Trịnh Công Thức, bản Tường Ban, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên đã năng động làm giàu từ nuôi hươu sao lấy nhung, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tốt nghiệp Trường đại học Tây Bắc, trở về địa phương khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm từ phế phụ phẩm nông nghiệp, chàng trai dân tộc Thái Vì Văn Bình, bản Áng Ưng, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn đã thành công với mô hình trồng nấm thương phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương.
Với vai trò là Phó Bí thư chi bộ, Trưởng bản, những năm qua, anh Hoàng Văn Duy, bản Phát, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn luôn gương mẫu, trách nhiệm, tận tâm với công việc và được dân bản tin yêu, quý trọng.
Anh Lò Văn Hinh, Bí thư Chi bộ bản Két, xã Tạ Bú, huyện Mường La, là người năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của Chi bộ, của bản và là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Giản dị, khiêm tốn, trách nhiệm với công việc, gần gũi thân thiện với đồng nghiệp, với nhân dân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hiến, Phó Trưởng Công an huyện Yên Châu là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đơn vị; góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân.
Năng động, nhiệt tình với công tác hội; gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương; năng động phát triển kinh tế gia đình, đó là nhận xét của hội viên phụ nữ về chị Tòng Thị Hòa, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản Đông Luông, xã Mường Bú, huyện Mường La.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng sư phạm Tây Bắc, năm 1993, chị Cà Thị Hoan được tuyển dụng làm biên tập viên chương trình văn nghệ tiếng Thái. Gắn bó với nghề báo, đam mê và nỗ lực đảm nhận tốt nhất công việc được giao và trưởng thành với cương vị Trưởng phòng Tiếng dân tộc Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La.
Theo giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chúng tôi đến thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tìm đến gia đình anh Hoàng Huy Long, hiện đang công tác tại Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Sơn La, Chi nhánh huyện Quỳnh Nhai - tấm gương tiêu biểu trong phong trào hiến máu và vận động tham gia hiến máu tình nguyện.