Năm 2022 vừa qua được coi là năm thành công của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) khi đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay với hơn 62 nghìn tỷ đồng, bảo đảm việc làm ổn định cho 19 nghìn lao động. Tuy nhiên, ngành hóa chất đang đối diện nhiều khó khăn từ xung đột vũ trang Nga-Ukraine, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu tăng cao,...
Bắt nhịp lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, không khí làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên diễn ra rất sôi nổi, khẩn trương, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch sản xuất năm 2023, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn đã ra quân sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Ngày 7/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã tổ chức nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hoa quả tại đơn vị thụ hưởng là HTX Tinh dầu dược liệu Mường La, xã Pi Toong.
Với lợi thế có quốc lộ 37 đi qua và là trung tâm của huyện nên thị trấn Bắc Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ để tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 31/10, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch Cụm công nghiệp Hoàng Văn Thụ và xúc tiến đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, huyện Phù Yên đã tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, góp phần vào bức tranh sinh động về phát triển công nghiệp của huyện và tỉnh.
Trên địa bàn huyện Mai Sơn hiện có 13 nhà máy sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng và một số sản phẩm khác với trên 1.000 lao động. Cùng với việc duy trì, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động có sức khỏe tốt, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Ngày 8/7, tại bản Thuông Cuông (xã Vân Hồ), Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với UBND huyện Vân Hồ tổ chức Hội nghị công bố đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Vân Hồ.
Phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19, các nhà máy may trong tỉnh đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu, thu hút hàng trăm công nhân trở lại làm việc ổn định. Không khí thi đua lao động sản xuất nhộn nhịp đã đáp ứng tiến độ bàn giao sản phẩm các đơn hàng xuất khẩu trong năm.
Phát triển cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp; tạo việc làm cho lao động và tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đưa Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc.
Ngày 16/2, đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp tư vấn liên ngành về bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Dự họp có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố.
Bước vào năm mới Nhâm Dần, huyện Vân Hồ kỳ vọng sẽ gặt hái nhiều thành công, khi Khu công nghiệp Vân Hồ thuộc Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND tỉnh thông qua, kỳ vọng mở ra cơ hội thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp.
Những ngày cuối năm, chúng tôi về Khu công nghiệp Mai Sơn, chứng kiến không khí thi đua lao động, sản xuất sôi động của công nhân tại các nhà máy, doanh nghiệp, góp phần chung sức cùng tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới.
Bảy tháng đầu năm 2021, nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, giá trị sản xuất công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm công nghiệp tăng so cùng kỳ năm 2020.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, gồm: Khu công nghiệp Mai Sơn tại xã Mường Bằng (Mai Sơn) và Khu công nghiệp Vân Hồ, bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ (Vân Hồ). Những năm qua, tỉnh ta đã xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Theo quy hoạch, Khu công nghiệp Vân Hồ nằm trên địa phận bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, cách quốc lộ 6 khoảng 3,5 km. Với quy mô Khu công nghiệp Vân Hồ có diện tích lên tới 240 ha, được kỳ vọng sẽ tạo sự đột phá trong ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm của tỉnh và huyện Vân Hồ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh và huyện Vân Hồ đang tập trung thực hiện các thủ tục quy hoạch, đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Theo quy hoạch, Khu công nghiệp Vân Hồ nằm trên địa phận bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, cách quốc lộ 6 khoảng 3,5 km. Với quy mô Khu công nghiệp Vân Hồ có diện tích lên tới 240 ha, được kỳ vọng sẽ tạo sự đột phá trong ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm của tỉnh và huyện Vân Hồ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh và huyện Vân Hồ đang tập trung thực hiện các thủ tục quy hoạch, đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Khu công nghiệp Mai Sơn là một trong 150 khu công nghiệp của toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 với tổng diện tích 150 ha, phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I quy mô 63,7 ha, giai đoạn II quy mô 86,3 ha. Sau 15 năm, Khu công nghiệp đã hiện hữu, được nhiều doanh nghiệp quan tâm khảo sát và đầu tư; bước đầu phát huy hiệu quả, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, tạo tiền đề quan trọng trong việc định hướng mở rộng và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tương lai.